Điều động, luận chuyển cán bộ là chủ trương đúng đắn trong trong bộ máy Nhà nước từ cha ông ta, gắn với đặc điểm, văn hóa dân tộc, hiện được Đảng quán triệt, triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị, nhất là những vị trí nhạy cảm, đứng đầu. Vậy mà dựa vào thông tin hơn 9000 cán bộ luận chuyển công tác phòng chống tham nhũng trên báo chí, Việt tân lại xỏ xiên thành “Đổi địa bàn cướp: Chuyển 9.000 cán bộ nhằm ngừa tham nhũng” với suy diễn “Vậy là lâu lâu các cán bộ, lãnh đạo được xoay tua để tránh điều tiếng, nhằm gìn giữ cho Đảng “trong sạch”. Bởi cướp ở một chỗ khiến dân chửi nhiều quá, lòi đuôi cáo hết rồi thì phải đổi qua chỗ khác để tiếp tục kiếm tiền trong dân”(!)
Bình luận về luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ này, blogger Nguyễn Văn cho rằng:
- Mục tiêu của việc chuyển đổi địa bàn công tác không chỉ đơn thuần là chuyển đổi địa điểm làm việc mà là để phá vỡ các mối quan hệ thân quen, tạo nên “lợi ích nhóm” có thể dẫn đến việc lợi dụng quyền lực để tham nhũng. Việc xoay tua vị trí giúp hạn chế khả năng cán bộ, công chức, viên chức xây dựng và duy trì các mối quan hệ lợi ích bất hợp pháp tại một địa phương cụ thể, ngăn chặn tình trạng “mèo già hóa cáo”. Do đó, việc xoay tua vị trí là nhằm đảm bảo rằng không cá nhân nào có thể tích lũy quyền lực và ảnh hưởng quá lớn trong một khoảng thời gian dài, điều này góp phần làm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng.
Tất nhiên, chuyển đổi vị trí công tác không phải là biện pháp duy nhất mà chỉ là một trong nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Để phòng, ngừa tham nhũng cần có tổng thể các nội dung, biện pháp như tăng cường giám sát, kiểm tra nội bộ, đào tạo về đạo đức công vụ, và thiết lập cơ chế phản hồi, tố cáo tham nhũng …
Ngoài ra, chuyển đổi địa bàn công tác còn để phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Bởi cứ mãi một địa bàn dễ dẫn đến sự nhàm chán, cán bộ, công chức, viên chức không có sự sáng tạo mà theo “đường mòn lối cũ” không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn luôn biến động. Đồng thời, việc chuyển đổi công tác cũng giúp cán bộ, công chức có cơ hội tiếp cận với nhiều môi trường làm việc khác nhau, từ đó nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm, giảm thiểu khả năng bị lạm dụng quyền lực tại một địa phương cố định.
- Hệ thống quản lý công chức và viên chức của Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Hệ thống pháp luật và các cơ quan chức năng đã và đang được cải thiện để mọi hành vi tham nhũng đều bị phát hiện và xử lý nghiêm khắc, bất kể ở địa phương nào, nên có đổi địa bàn công tác nếu vi phạm pháp luật, dính líu đến tham nhũng, tiêu cực đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc này không chỉ dừng lại ở việc giám sát tại địa phương mà còn bao gồm cả các cơ quan trung ương. Cho nên, việc chuyển đổi công tác không làm giảm đi sự giám sát mà còn giúp tăng cường hiệu quả của công tác này. Theo Thanh tra Chính phủ, việc chuyển đổi này đã góp phần giảm thiểu nguy cơ tham nhũng và tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Thực tế cho thấy, việc phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng cũng được thực hiện một cách công khai và minh bạch, cho nên không có cá nhân nào có thể lợi dụng việc chuyển đổi công tác để thoát khỏi trách nhiệm. Các trường hợp cán bộ bị xử lý kỷ luật vừa qua chứng minh điều đó. Vi phạm pháp luật, dính đến tham nhũng, sai phạm của những người này không phải ở vị trí công tác hiện tại mà ở vị trí, địa bàn công tác trước đây.
Những ý kiến của blogger Nguyễn Văn rất đúng đắn. Như vậy, việc quy chụp tất cả cán bộ là “cướp”, bôi nhọ việc luận chuyển cán bộ thành chủ ý của Đảng, Nhà nước “thay đổi địa bàn cướp” là một sự xúc phạm và không tôn trọng những nỗ lực, cống hiến của nhiều cá nhân trong hệ thống công vụ và chính sách cán bộ đúng đắn được cha ông ta kế thừa, đúc kết. Với cách thức chống phá kiểu “không ăn được thì đạp đổ” này, Việt Tân và dàn cây viết của nó chỉ càng khiến dư luận trong nước thêm chán ghét, tẩy chay. Xã hội cần người có viễn kiến xây dựng, phát triển chứ không cần những kẻ chỉ biết ăn không ngồi dồi, đâm bị thóc chọc bị gạo, chỉ biết phá chứ không biết xây.