Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41185

Lịch sử nên nhớ sự hèn nhát nào?

 

Nhân kỷ niệm 44 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/02/1979-17/02/2023), truyền thông của các nhà dân chủ tự xưng tăng cường tận dụng đề tài này để công kích chế độ. Suốt một tháng trước này 17/02, họ liên tục tuyên truyền rằng nhà nước Việt Nam đang “xóa lịch sử về cuộc chiến” – bất kể thực tế rằng hằng năm, báo chí trong nước vẫn liên tục ôn lại sự kiện. Sau đó, họ lái sang chuyện biển đảo, để nói rằng nhà nước “hèn nhát” khi không dám đẩy mạnh chiến tranh nóng để lấy lại các đảo đã bị Trung Quốc chiếm trên Biển Đông. Họ bấu víu phát ngôn đậm mùi dân túy của Tổng thống Philippine để công kích Việt Nam hèn nhát, không dám tuyên bố như Philippines. Họ tích cực tuyên truyền việc Mỹ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc để công kích Việt Nam không dám làm tương tự,…

Khôi hài nhất là ngày 18/02, fanpage của băng đảng Việt Tân đã đăng một status có đoạn:

“Lịch sử không chỉ học từ những chiến thắng và lòng kiêu hãnh của cha ông, lịch sử còn nên học từ những hèn nhát của một thời, để biết chân ngụy, hư giả, từ đó mà trưởng thành và gánh vác trách nhiệm đối với tổ quốc.”

Phát ngôn đầy triết lý, nhưng không khỏi khiến dân mạng đặt câu hỏi, liệu các ông bà cờ vàng ở hải ngoại có tư cách nói câu này không?

Trước hết, nhìn lại các hình tượng được Việt Tân đặt lên bàn thờ, như chế độ Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Hoàng Cơ Minh, đã để lại dấu ấn như thế nào trong lịch sử?.

Đến nay, chế độ Việt Nam Cộng hòa vẫn nức tiếng thế giới về khoản tham nhũng, đàn áp đối lập, và hèn. Khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, khiến quân đội thân Mỹ ở nước này không đánh mà chạy trước Taliban, dư luận thế giới lập tức liên tưởng đến cuộc tháo chạy của quân đội Việt Nam Cộng hòa sau khi Mỹ cắt viện trợ. Chẳng hạn, trong cuốn “55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ”, nhà báo Alan Dawson đã ghi nhận rằng quân đội Việt Nam Cộng hòa ở Huế thất thủ chủ yếu vì chỉ huy của họ đã bỏ chạy trước lúc trận đánh diễn ra. Dawson viết như sau về vai trò của Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn I Việt Nam Cộng hòa, trong trận Huế:

“Nhưng cùng ngày hôm ấy, Ngô Quang Trưởng, một tướng thân Mỹ đã đến được Huế. Thân hình cao lớn, Trưởng được coi như một điển hình can đảm khi người Mỹ nói đến chuyện binh sĩ Việt Nam như thế nào. Thế nhưng giờ đây, Trưởng đã làm thất vọng những người vốn tin tưởng. Huênh hoang nói oang oang với các nhà báo, Trưởng khoe khoang rằng đã làm đủ thức chuyện mà trong quá khứ chẳng hề làm. Trưởng đã tự biến mình thành một thằng hề bằng cách nói mình sẽ cố thủ. Cá nhân Trưởng sẽ chiến đấu trên đường phố để cứu Huế, nếu thành phố mất, Trưởng sẽ mất theo. Trưởng sẵn sàng chết để bảo vệ Huế. Bọn hèn nhát có thể bỏ chạy, nhưng Trưởng này thì không. Rồi Trưởng leo lên chiếc trực thăng riêng do Mỹ cung cấp, bay một vòng. Đây là lần cuối cùng người ta thấy mặt Trưởng ở Huế.”

Phát biểu chính thức của tướng Ngô Quang Trưởng trên đài phát thanh, có thể xác minh từ tất cả các nguồn là câu “Tôi sẽ chết trên đường phố Huế, Việt Cộng phải bước qua xác tôi mới vô được cố đô này”.

Tư lệnh quân khu chạy trước làm gương nên tướng tá khác cũng “di tản” theo, nhanh nhất có lẽ là hai vị tư lệnh sư đoàn 1 không quân và tư lệnh vùng 1 hải quân, vì có sẵn tàu và máy bay. Rốt cuộc trong số 58.722 quân nhân bị bắt hay ra trình diện ở Huế; chỉ đếm được một đại tá, 18 trung tá, 81 thiếu tá. Số chiến lợi phẩm quân Giải phóng thu được gồm 140 xe tăng, xe bọc thép, hơn 800 xe quân sự khác và khoảng một vạn tấn đạn. Như vậy không phải lính VNCH ở Huế không đủ người hay không có gì để đánh, mà là dư dả đấy nhưng chẳng có ai ở lại chỉ huy họ mà thôi.”

Cuộc chạy trốn ô nhục của Ngô Quang Trưởng đã khởi đầu cho sự thất thủ ở Đà Nẵng chỉ sau đó ba ngày. Từ trước khi quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng, thành phố này đã hỗn loạn khi các binh lính Việt Nam Cộng hòa tìm cách tháo chạy. Từ ngày 28/03, hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hòa đã tập trung ở bờ biển Đã Nẵng để chờ tàu quân sự đến chở đi. Alan Dawson viết:

“Binh lính rã ngũ nổi loạn, cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể vét được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng tá thì đang hoạch định các chuyến bay để bí mật trốn thoát… Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ…”.

Theo quan sát của phóng viên quốc tế, hàng chục xe tăng và cả một chiếc máy bay trực thăng đã bị hỏ vứt bỏ trong lúc tìm đường tháo chạy.

Đó là khúc dạo đầu cho hình ảnh ít lâu sau ở Sài Gòn, khi lính VNCH vứt bỏ giày mũ la liệt trên đại lộ để chạy trốn:

Còn Mặt trận Hoàng Cơ Minh, tiền thân của băng đảng Việt Tân thì sao? Người ta chưa quên chuyện nhóm này dàn dựng các chiến khu giả ở Thái Lan, nói phét rằng mình đang đánh trận trên đất Việt Nam để vòi tiền quyên góp của cộng đồng hải ngoại. Còn hậu duệ của Hoàng Cơ Minh là Việt tân hiện nay thì ém nhẹm chuyện “lãnh tụ” của mình đã chết bỏ xác cả chục năm sau, không dám hương khói nhằm lừa đảo kiều bào tiếp tục quyên tiền cho chúng nuôi “nghĩa quân”, “chống cộng”.

Đến nay, chính trong nội bộ cái gọi là “phong trào dân chủ Việt”, không ít đồng bọn của Việt Tân như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (đang ở Mỹ), Nguyễn Phương Anh (ở Hà Nội đã giải nghệ sau khi gắn bó với Việt tân),… công khai vạch trần bộ mặt thật của các đầu não Việt Tân đã lừa đảo, lừa phỉnh, dụ dỗ, lôi kéo, đẩy tay chân trong nước vào tù để kiếm tiền trên thân xác họ bằng chiêu trò “đấu tranh chính trị”. Nhà dân chủ Nguyễn Phương Anh còn tổng kết thành quy trình lôi kéo, khống chế, đẩy con mồi vào tù và kinh doanh thân xác “tù nhân lương tâm” trong loạt 3 bài Mặt thật Việt tân trước khi rũ tay khỏi làng zân chủ vô cùng sống động, được không ít đồng bọn của ông ta ở Hà Nội ủng hộ, chia sẻ.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa và băng đảng Việt Tân đã tồn tại như những vết nhơ trong lịch sử Việt Nam. Nếu Việt Tân muốn ghi nhớ sự hèn nhát trong lịch sử, hay muốn người dân ghi nhớ về họ thì hãy nhớ đến vài điều kể trên trước.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *