Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18827

Lạm bàn về Báo cáo nhân quyền 2022 của HRW: giả dối và lảng tránh cuộc khủng hoảng giá trị của phương Tây?

Ngày 13/01/2022, tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) đã công bố báo cáo thường niên về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm 2022. Như mọi năm, báo cáo này lại tiếp tục quy kết nhà nước Việt Nam “gia tăng vi phạm nhân quyền”. Nhưng vì sao nhà nước Việt Nam lại “gia tăng vi phạm nhân quyền”, như báo cáo này mô tả? Thậm chí, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Châu Á của HRW, đã trả lời phỏng vấn đài RFA tiếng Việt còn quy kết: “Chính phủ Việt Nam núp bóng đại dịch COVID-19 để mạnh tay đàn áp đối với các hoạt động ôn hòa nên hầu hết không bị bên ngoài Việt Nam phát hiện. Chính quyền dường như muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc trước khi thế giới chú ý trở lại Việt Nam.”

Cách giải thích của HRW tiết lộ nhiều điều mà họ đang giả dối và lảng tránh.

 

 

Thứ nhất, có thật “phong trào bất đồng chính kiến” ở Việt Nam “đang lớn mạnh” không?

Đây là sự lừa dối trắng trợn của HRW. Chưa đợi đến năm 2021, một số nhóm tự gắn mác “đấu tranh dân chủ” ở Việt Nam cũng đã rơi vào trạng thái rã đám, lục đục, bê bối tình-tiền, đấu tố nhau về đạo đức, nhân cách… Từ năm 2016, cái gọi là “phong trào dân chủ mạng” này gần như đã chia làm nhóm ủng hộ Trump và nhóm chống Trump, rồi lôi nhau lên các diễn đàn mạng, facebook xúc phạm, công kích, thóa mạ lẫn nhau. Từ năm 2019, họ đã không tổ chức được cuộc biểu tình hay hoạt động đánh bóng, lăng xê lực lượng nào, như điều họ từng làm trong những năm trước đó. Sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt, họ cũng không tạo ra được đường dây “xuất bản ngầm” những tài liệu phản động trong nước thay thế Trang… Nói rằng “phong trào bất đồng chính kiến” ở Việt Nam “đang lớn mạnh”, thì đúng là tô hồng hình ảnh của “đồng minh” của HRW một cách vô duyên.

Thứ hai, có thật các nước phương Tây “không phát hiện” những sức ép mà nhà nước Việt Nam đang đặt lên cái gọi là “phong trào dân chủ” , vì chúng bị dịch COVID-19 che khuất hay không?

Trong thực tế, các nhóm “dân chửi” người Việt đã “vận động quốc tế” rã cả mồm trong suốt năm vừa qua, nhưng chỉ được đáp lại một cách lạnh nhạt. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thậm chí còn không tiếp các “nhà dân chửi” trong chuyến công du Việt Nam, dù họ đã uổng công vận động một cách ồn ào trước đó. Có vẻ nhận xét của nhiều nhà quan sát, cổ vũ “phong trào dân chủ Việt” đang bất mãn, bất bình rằng phương Tây đang “gác lại vấn đề nhân quyền để đổi lấy lợi ích thực tiễn từ Việt Nam” nhằm che giấu cho sự thực mấy hoạt động la ó, chửi rủa mất uy tin của cái gọi là “phong trào dân chủ” khiến chính khách phương Tây thất vọng, tránh né mới là chính xác.

Thứ ba, HRW có đang lảng tránh sự thật về giá trị dân chủ phương Tây đang bị khủng hoảng qua đại dịch Covid-19?

Phil Robertson dường như đang lảng tránh một sự thật: chính các nước phương Tây đang quay lưng với các khẩu hiệu về dân chủ, nhân quyền. Họ đang trải qua một cuộc khủng hoảng hệ giá trị. Cuộc khủng hoảng này mới là vấn đề mà các tổ chức về nhân quyền như HRW nên đặt ra để giải quyết.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *