Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33649

Lạm bàn chuyện cậu chuyện “tự do bầu cử” trong các làng zân chủ!

Mỗi bận, Việt Nam có bầu cử nhân sự quan trọng, thu hút dư luận chú ý, thì y như rằng, các trang, nhóm đội lốt “đấu tranh dân chủ” lại đem câu chuyện “độc tài”, “phi dân chủ”, “không có tự do bầu cử”, cần đa nguyên đa đảng,….Mới đây, nhân việc ông Võ Văn Thưởng thực hiện nghi thức tuyên thệ trước quốc hội và cử tri để lên giữ chức chủ tịch nước, một số hội nhóm, tổ chức chống Nhà nước lại xuyên tạc rằng, không có ứng cử, bầu cử đích thực trong bộ máy hiện nay nhằm kích động dân chúng ủng hộ và theo họ “lật đổ” chế độ và xây dựng thể chế có được quyền đích thực này. Tiêu biểu như Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), trong đó Hồ Hà Nhi, tự xưng phó phát ngôn viên của HAEDC, đã thay mặt tổ chức để nói rằng:

“Tuổi trẻ Việt Nam không cần Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có não trạng mang tư tưởng Mác Lê lạc hậu của thế kỷ 19. Chúng tôi cần tự do ứng cử và bầu cử”.

Phát biểu này của Hồ Hà Nhi được đăng trên Facebook cá nhân của Nguyễn Văn Đài (kẻ sáng lập HAEDC), trước khi được đăng lại trên Facebook cá nhân của băng đảng Việt Tân. Còn nhớ khi ở trong nước Đài luôn phủ nhận mối quan hệ với Việt tân, nhưng từ khi ra nước ngoài, ông ta đã công khai là thành viên cốt cán Việt tân, tích cực góp mặt trong mọi diễn đàn, hoạt động do Việt tân tổ chức.

Dù tuyên bố của HAEDC kêu như chuông, và đã khơi dậy một cơn lên đồng nho nhỏ trong cái gọi là “làng dân chủ mạng”, nhưng nhìn lại, dường như nó có phần mạo xưng.

Trước hết, Nguyễn Văn Đài sinh năm 1969, giờ đây đã 53 tuổi. Các thành viên nổi bật của hội này,hiện đang thi hành án tù sau khi ra tòa vào năm 2018, cũng ngang tầm tuổi anh ta. Qua ảnh chụp, có thể thấy Hồ Hà Nhi cũng đã trên 30 tuổi. Như vậy, HAEDC không phải là một tổ chức trẻ trung gì cho lắm. Vậy sao hội này có tư cách phát ngôn thay mặt “tuổi trẻ Việt Nam”? Nhất là khi ekip của Nguyễn Văn Đài đã rời Việt Nam, và không còn mang quốc tịch Việt Nam? Dường như HAEDC và những ông bà cờ vàng trong băng đảng Việt Tân quen đút chữ vào mồm giới trẻ trong nước?

Thứ hai, nhân nhắc đến quyền tự do bầu cử và ứng cử, ta hãy thử xem xét tình hình thực hiện quyền này trong HAEDC, băng đảng Việt Tân và các tổ chức chống cộng khác. Sau khi Nguyễn Văn Đài ra tù, một số thành viên HAEDC trong nước lên tiếng Nguyễn Văn Đài không nên dứng đầu tổ chức để đảm bảo tính chính danh của một phong trào đấu tranh trong nước, nhưng Nguyễn Văn Đài diễn trò “bầu cử”, đem toàn quân tốt ở hải ngoại áp đảo để chiếm vị trí này, khiến nó giờ chỉ còn là cái vỏ “hữu danh vô thực”. Từ đó đến nay, HAEDC đã ngừng tổ chức các cuộc bầu cử công khai để tuyển ban lãnh đạo. Người đứng đầu HAEDC luôn là Nguyễn Văn Đài, tức người sáng lập tổ chức này. Đài đã trở nên giống như “ông vua” trong HAEDC. Ngay cả dòng tuyên bố vừa nêu của HAEDC cũng được đăng trên Facebook cá nhân của Đài, thay vì trên website chung của tổ chức (vốn không có nhiều bài viết trong năm nay). Có thể nói HAEDC đã trở thành một tổ chức cây nhà lá vườn, chẳng làm gì khác ngoài vỗ tay phụ họa cho Nguyễn Văn Đài, Đài quyết định mọi việc của tổ chức, và tự thân Đài chính là tổ chức.

Trong  khi đó, băng đảng Việt Tân lún sâu trong tình trạng gia đình trị, không khác gì Việt Nam Cộng hòa dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Sau khi Hoàng Cơ Minh thành lập nên tổ chức này, em trai ông ta là Hoàng Cơ Định đã giữ chức tổng bí thư Việt Tân trong suốt 24 năm, từ 1982 đến 2006. Sau khi Việt Tân ngừng các hoạt động khủng bố vũ trang vào năm 2004 (do Mỹ không còn dung dưỡng kiểu hoạt động này sau ngày 11/9), dòng họ Hoàng Cơ quá mất uy tín, khiến Hoàng Cơ Định không thể tiếp tục làm vua Việt Tân. Để thích nghi, họ đã chuyển chức tổng bí thư cho Lý Thái Hùng, và ông này giữ chức liên tục suốt 16 năm, từ 2006 đến 2022! Trong suốt thời gian đó, con cháu dòng họ Hoàng Cơ vẫn giữ các chức vụ trọng yếu trong tổ chức. Và rồi năm 2022, Lý Thái Hùng chuyển chức tổng bí thư cho Hoàng Tứ Duy (con trai Hoàng Cơ Định!), để lui về làm… chủ tịch Việt Tân. Dù Việt Tân có bầu cử sau mỗi nhiệm kỳ 3 năm, rõ ràng đó chỉ là bầu cử bịp.

Tiếp đến, với các tổ chức đội lốt “đấu tranh dân chủ” khác thì sao? Trịnh Hội đứng đầu VOICE suốt mấy chục năm, tính từ lúc anh ta sáng lập tổ chức. Khi anh ta ngừng giữ chức, VOICE chết lâm sàng luôn đến nay. Trịnh Hữu Long cũng đứng đầu Luật khoa Tạp chí từ khi sáng lập nhóm. Dù Phạm Đoan Trang giả vờ không liên quan đến việc điều hành NXB Tự Do, hóa ra Trang đơn phương quyết định mọi công việc của tổ chức dù không có kiến thức quản lý, và chuyện này chỉ vỡ lở ra khi nội bộ đấu tố lẫn nhau và tổ chức tan vỡ. Cả nhóm của Trang lẫn nhóm của Long đều không có bầu cử…

Bức tranh này cho thấy thói giá trị kép của những kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ” trong vấn đề bầu cử tự do. Bản thân họ không hề giải quyết những chuyện nội bộ bằng bầu cử. Cộng đồng của họ được điều hành bởi tiền và quan hệ: ai có phe cánh hoặc nắm nguồn quỹ thì người đó nắm quyền. Đây chính là lý do khiến những khẩu hiệu đòi mở rộng quyền bầu cử của họ nhiều khi trở nên không thuyết phục, thậm chí trở nên lố bịch.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *