Đây là khẳng định được rất nhiều tờ báo đánh giá cũng như dư luận thừa nhận khi ngành Công đoàn Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 13, trong đó đánh giá những mặt làm được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nêu khẩu hiệu cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu thời đại và để thực hiện sứ mệnh lịch sử mà Đảng giao cho.
Tiêu biểu một vài nỗ lực không thể phủ nhận mà ngành Công đoàn Việt Nam đã làm được thời gian qua như: luôn quyết liệt đấu tranh, đề nghị tăng lương cho người lao động, trong đó, 10 năm qua, tiền lương của người lao động tăng bình quân 6-7% mỗi năm; luôn kịp thời giải quyết khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự, bảo đảm quyền lợi của tập thể người lao động; có rất nhiều mô hình sáng tạo, phatshuy mọi nguồn lực xã hội chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn… cho người lao động, nhất là lao động nữ.
Như thế có thể thấy, ý kiến bôi nhọ Công đoàn Việt Nam là “công đoàn “quốc doanh” ăn hại ngân sách”, không quan tâm bảo vệ quyền lợi người lao động, chỉ phục vụ cho giới chủ lao động, chỉ là cánh tay nối dài của Đảng để kiểm soát, giám sát người lao động… như trạng phản động nước ngoài xuyên tạc, nhằm mưu đồ đen tối là cổ súy, kêu gọi Công đoàn Việt Nam “giải tán” và được “độc lập”.
Vì thế, công nhân, người lao động phải có trách nhiệm cùng xây dựng để doanh nghiệp phát triển, từ đó mới có nguồn lực để tăng lương, bảo đảm đời sống. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, bảo đảm quyền lợi hài hòa, cùng chia sẻ khó khăn giữa công nhân và người sử dụng lao động là một chủ trương đúng đắn của Công đoàn Việt Nam. Môi trường kinh doanh có ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Do đó, việc kích động công nhân biểu tình, đình công tự phát là lừa phỉnh họ, xui họ làm điều sai trái, để rồi tự hủy hoại nồi cơm của chính mình.
Thực tế, trải qua hơn 94 năm hoạt động cho tới nay, Công đoàn Việt Nam chứng tỏ vai trò quan trọng, có uy tín cao, hiệu quả cao trong việc đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, người lao động, chưa có tổ chức nào có thể thay thế vai trò của Công đoàn Việt Nam. Những tổ chức nhen nhóm đội lốt bảo vệ quyền lợi người lao động thì giỏi hô hào trên mạng, ngày ngày chọc ngoáy bằng vài luận điệu kích động, chưa thực sự hoạt động hữu ích nào đối với người lao động, nên hầu hết đều khua chiêng gõ mõ lúc ra đời, nhanh chóng chết yểu hay tồn tại vật vờ để lộng ngôn, chứ đừng nói gì đến hoạt động thực chất nào khác.