Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
37129

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII: Dấu ấn lịch sử không thể xuyên tạc!

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII họp từ ngày 4 đến ngày 10-5-2022, tại Hà Nội, thảo luận, cho ý kiến và quyết định 6 vấn đề về nội dung của Hội nghị. Dư luận xã hội rất đồng tình với những vấn đề mà Trung ương nêu ra trong Hội nghị này; đánh giá cao kết quả của Hội nghị. Tuy nhiên, trước, trong và sau Hội nghị, trên các trang mạng tung ra một loạt bài viết có tính khiêu khích, nhằm chia rẽ nội bộ, đả kích vào Hội nghị. Bài của một ông giáo sư, nhan đề: “Khát vọng và xấu hổ”, viết: “Hiện nay, Đảng đang họp Hội nghị Trung ương 5 để thảo luận một số vấn đề quan trọng. Hy vọng trong số các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương có được vài người có trí tuệ và dũng cảm, nêu ra được sự thật phũ phàng là lãnh đạo của Đảng đang chủ trương làm một số việc sai quy luật, trái Đạo Trời, trái với mong đợi của toàn dân”. Có bài viết: “Chúng ta không hy vọng Hội nghị Trung ương 5 có thể hóa giải được tình thế lưỡng nan về đối nội và đối ngoại của Việt Nam hiện nay”. Lại có bài viết: “Nội tình của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trước Hội nghị Trung ương 5, những cuộc so găng trong tứ trụ”, v.v..Những nhận định trên chứng tỏ phản ánh sai về thực chất của Hội nghị Trung ương 5.

Trong phạm vi bài viết này, BBT xin giới thiệu ý kiến của GS,TS Đàm Đức Vượng trao đổi lại với những ý kiến thiếu khách quan, xuyên tạc sai sự thật về Hội nghị này.

Trước hết, phải nói rằng, Hội nghị Trung ương 5 lần này mang tính tổng kết một số nghị quyết của Đảng các khóa trước. Vì vậy, có thể nói đây là Hội nghị tổng kết của tổng kết.

“Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu: Đẩy mạnh phát triển kinh tế  – xã hội của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2015; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở, đáp ứng ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới…”1.

Những vấn đề rất quan trọng được nêu ra tại Hội nghị Trung 5 là: (1) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, luật pháp về đất đai. (2) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (3) Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. (4) Về đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. (5) Về đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham những, tiêu cực. (6) Về kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Hội nghị đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đất đai là rất đúng hướng, vì nó đang là vấn đề nổi cộm, vô cùng nhạy cảm. Hiện nay, đang có tình trạng “nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em vì đất”2. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề đai là một lĩnh vực rất rộng lớn, cơ bản, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Không phải ngẫu nhiên trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai. Vì vậy, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030, nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, bảo đảm sát với tình hình thực tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Gắn với vấn đề đất đai là vấn đề tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng kết lần này nhằm chỉ ra những kết quả, thành tựu to lớn, toàn diện, rất ấn tượng đã đạt được; đồng thời, cũng thẳng thắn nhận diện những hạn chế, yếu kém tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thay đổi một bước bộ mặt nông thôn mới.

Đặt vấn đề phát triển nông nghiệp phải gắn với vấn đề nâng cao trình độ nhận thức của người nông dân và làm mới bộ mặt nông thôn bằng phong  trào xây dựng nông thôn mới.

Gắn với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề kinh tế tập thể. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18-3-2002) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đảng khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, xác định rõ phát triển kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Qua tổng kết cho thấy sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức trong hệ thống chính trị và nhân dân về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể được quan tâm xây dựng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Tổ hợp tác với tổ chức cơ cấu gọn, nội dung hoạt động đơn giản, nhưng thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của các xã viên. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

Hội nghị chỉ ra những hạn chế của kinh tế tập thể, rõ nhất là chưa đạt mức phát triển như mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng đóng góp vào GDP cả nước của khu vực kinh tế tập thể còn thấp và có xu hướng giảm dần…

Cùng với vấn đề tiếp tục đổi mới chính sách, luật pháp về vấn đề đất đai; về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về vấn đề tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hội nghị lần này còn đề cập đến đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; xây dựng đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham những, tiêu cực; về vấn đề kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, toàn là những vấn đề quan trọng của công tác Đảng.

Trung ương đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận và đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Trung ương nhất trí cao về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham những tiêu cực.

Riêng vấn đề thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có người viết bài đăng trên mạng cho rằng, đây là “thất bại của việc phòng, chống tham những ở Trung ương, vì ở Trung ương không chống được, thì mới nhờ cậy ở địa phương”. Thực ra, vấn đề không phải như vậy, mà ở chỗ Trung ương tăng cường phòng, chống tham nhũng trên quy mô rộng lớn hơn, bao quát hơn, toàn diện hơn, mang tính hệ thống hơn. Vì vậy, có thể nói đây là chủ trường đúng.

Nhìn lại lịch sử, mỗi khi đứng trước những vấn đề gai góc, Đảng dựa vào nhân dân và trí tuệ của Đảng để giải quyết. Sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân là cội nguồn để Đảng lãnh đạo vượt qua khó khăn, thử thách mang lại thành công. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII là một biểu hiện của tinh thần đó.

Mọi luận điệu xuyên tạc Hội nghị Trung ương 5 đã và đang bị dư luận xã hội phê phán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *