Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9469

Công cuộc xử lý tham nhũng tại Việt Nam và các quốc gia khác: Một mô hình minh bạch và hiệu quả

Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đối mới xã hội và niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Các quốc gia trên thế giới đã đề ra nhiều chiến lược để phòng chống tham nhũng, tuy nhiên, kết quả thu được rất khác nhau. Việt Nam là một trong những quốc gia đã gây ấn tượng với công đồng quốc tế bằng nguyên tắc “không có vùng cấm, không ngoại lệ”.

 Cách tiếp cận của Việt Nam: “Không có vùng cấm, không ngoại lệ”

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện công cuộc chống tham nhũng với nguyên tắc đồng bộ, quyết liệt và minh bạch. Các điểm nổi bật bao gồm:

+ Sự quyết liệt trong xử lý cán bộ cao cấp: Chẳng hạn, từ năm 2022-2024, nhiều vụ án lớn đã được đưa ra ánh sáng, trong đó bao gồm các ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, thứ trưởng và các quan chức cao cấp khác. Các vụ Việt á, chuyến bay giải cứu…liên quan đến hàng loạt quan chức, cán bộ Nhà nước tham nhũng, tiêu cực đã bị xử lý nghiêm minh

+ Các cơ chế minh bạch và giám sát, thể hiện thanh tra và điều tra nghiêm ngặt và có Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Hệ thống thanh tra địa phương và trung ương được huy động, có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí và xã hội. Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo sâu sát, xác định được mục tiêu và các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.

+ Sự ủng hộ của công chúng: Việc xử lý nghiêm các vụ tham nhũng đã tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước.

So sánh với các quốc gia khác

Chẳng hạn ở Trung Quốc thực hiện chiến dịch “săn hổ” nhằm vào các quan chức cấp cao, dẫn đến hàng loạt quan chức cấp cao bị điều tra và xử phạt. Tuy nhiên, tham nhũng từng nhóm quyền lực và doanh nghiệp lớn chưa được kiểm soát triệt để.

Ở Brazil, chiến dịch “Car Wash” đại diện các vụ án tham nhũng lớn trong lĩnh vực dầu khí. dẫn đến hàng loạt quan chức và doanh nhân bị bắt giữ, tuy nhiên hệ lụy nó đã tác động chính trị dẫn đến bất đồng nghiêm trọng.

Ở Nga, thực hiện chiến dịch chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, nhiều vụ án nổi bật được xử lý, tuy nhiên vẫn còn tình trạng quyền lực tập trung vào tài phiệt.

Bài học  cho các quốc gia đang phát triển

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống minh bạch: Quy định rõ trách nhiệm giải trình của quan chức có thẩm quyền; minh bạch hoá tài sản và thông tin cá nhân của quan chức.

Thứ hai, tăng cường vai trò giám sát của xã hội, khuyến khích báo chí và các tổ chức, đoàn thể xã hội và người dân tham gia giám sát.

Thứ ba, tập trung vào phòng ngừa như tăng cường giáo dục đạo đức trong hệ thống công, hoàn thiện hành lang pháp lý…

Công cuộc chống tham nhũng là một thách thức lớn cho mọi quốc gia. Việt Nam, với nguyên tắc “không có vùng cấm”, đã cho thấy sự minh bạch và hiệu quả trong việc giải quyết tham nhũng. Các quốc gia đang phát triển có thể tham khảo kinh nghiệm này, kết hợp với đặc thù của từng quốc gia, để xây dựng hệ thống chính trị vắng mạnh, minh bạch và đạo đức.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *