Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36718

Chủ nghĩa tư bản là sát thủ khí hậu

Tờ Thế Giới Trẻ (Junge Welt) ở thủ đô Berlin ngày 08-11-2021 đăng bài “Chủ nghĩa tư bản là sát thủ khí hậu” của tác giả Raphaël Schmeller phản ánh việc hàng trăm nghìn người tham gia các cuộc biểu tình trên toàn thế giới đòi bảo vệ môi trường và công bằng xã hội và lên án các thế lực thống trị dựa vào thị trường tài chính thao túng lĩnh vực này ra sao. Bài báo được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch.
“Thay đổi hệ thống, không phải thay đổi khí hậu!” là khẩu hiệu của hàng nghìn người trên khắp thế giới đã xuống đường vào hôm thứ Bảy để đòi bảo vệ môi trường và công lý hơn trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu. Chỉ riêng tại thành phố Glasgow của Scotland, nơi tổ chức hội nghị “COP 26” của Liên Hợp Quốc cho đến hôm thứ Sáu, hơn 100.000 người đã biểu tình.
Phát ngôn viên của phong trào “Những ngày thứ sáu cho tương lai”, bà Line Niedeggen, người đã phản đối ở Glasgow, trả lời phỏng vấn với tờ báo Thế Giới Trẻ (Junge Welt): “Những gì chúng tôi thấy tại COP tuần trước là không có công lý khí hậu nhất quán nào được thực hiện ở đây”. “Bây giờ người ta phải gây áp lực từ các đường phố lên các chính phủ, những chính phủ, giống như chính phủ Đức, đến Glasgow ” mà không có kế hoạch”. Theo bà Niedeggen, việc “xây dựng toàn bộ do chính quyền ra quyết định” là lý do tại sao không có biện pháp cụ thể. “Chừng nào những kẻ gây ra nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng khí hậu có quyền quyết định, sẽ không có thay đổi.”
Nhiều quốc gia từ “phía nam toàn cầu” đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, mặc dù các quốc gia này, với lượng khí thải thấp hơn so với các nước công nghiệp phát triển, hầu như không góp phần vào biến đổi khí hậu do con người gây ra. Đó là một câu hỏi mang tính hệ thống, theo bà Niedeggen: “Nó bắt đầu với chủ nghĩa thực dân và tiếp tục với chủ nghĩa tư bản. Chúng ta phải hoạt động rất khác với tư cách là một xã hội.”
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Ảnh: Hàng chục nghìn người đã xuống đường ở thủ đô Dublin của Ireland vào thứ Bảy
Bản quyền ảnh: Damien Storan/PA via AP
Đường link của bài báo:
Trong những ngày đầu tiên của “COP 26”, một số quốc gia đã công bố với rất nhiều cam kết phô trương nhằm bảo vệ khí hậu nhiều hơn. Ví dụ, việc tàn phá rừng phải được chấm dứt vào năm 2030. Ngoài ra, khoảng 45 quốc gia, bao gồm cả Đức, đã đồng ý chuyển đổi nền nông nghiệp của họ sang một nền nông nghiệp thân thiện với khí hậu.
Tuy nhiên, đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các chuyên gia môi trường và các nhà hoạt động khí hậu: Các thông báo “nhanh như chớp” có thời hạn dài, hoàn toàn là tự nguyện và hầu như không được đưa ra bất kỳ chi tiết nào. Ví dụ, đối với bảo vệ rừng, mục tiêu tương tự đã được đề ra ở New York vào năm 2014 – nhưng nạn phá rừng đã gia tăng kể từ đó.
Để cứu vãn khí hậu, những người nắm quyền thích dựa vào bàn tay vô hình của thị trường. Đặc phái viên của Liên hợp quốc về hành động khí hậu và tài chính, cựu giám đốc ngân hàng trung ương Vương quốc Anh Mark Carney, đã tuyên bố thành lập “Liên minh tài chính Glasgow cho Net Zero” (GFANZ). 450 công ty tài chính lớn nhất trên thế giới đã đồng ý sử dụng tổng cộng 130 nghìn tỷ đô la vốn được quản lý của họ theo cách ngày càng trung hòa với khí hậu. Các ngân hàng và nhà quản lý tài sản liên quan đang quản lý 40% tài sản tài chính toàn cầu, bao gồm Ngân hàng Blackrock và Ngân hàng Đức Deutsche Bank. Những gì mà các tập đoàn đã thực sự cam kết vẫn còn là điều mơ hồ. Carney cho biết kế hoạch sẽ “chuyển đổi nền kinh tế để đạt được số 0 trong kết quả ròng” (ý nói là tất cả phát thải khí nhà kính do con người tạo ra phải được loại bỏ khỏi bầu khí quyển thông qua các biện pháp giảm thiểu và cuối cùng đạt được kết quả ròng với con số 0 – HNT). Đến năm 2050, các công ty muốn đóng góp để »phân chia công bằng việc giảm 50% lượng khí thải trong thập kỷ này và (để) xem xét lại các mục tiêu của họ (…) cứ 5 năm một lần«.
Một loại hội nghị thượng đỉnh đối lập bắt đầu ở Glasgow vào hôm Chủ nhật. “Hội nghị thượng đỉnh của người dân” kêu gọi bảo vệ khí hậu triệt để, xóa nợ toàn diện cho tất cả các nước đang phát triển và các khoản bồi thường từ các nước công nghiệp phát triển. Ban tổ chức thông báo: “Chúng ta cần bảo vệ khí hậu có hiệu quả cho tất cả mọi người, không chỉ cho những người có nhiều tiền nhất trong túi của họ”.
===
Dường như mỗi khi đụng chạm tới an sinh xã hội, lợi ích cộng đồng, thì một lần nữa những khái niệm về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản lại bị đem ra so sánh, người dân tất nhiên ở khía cạnh này lại lên án chủ nghĩa tư bản đang phá hủy giá trị cộng dồng, lợi ích đa số trước sự thao túng của thiểu số “nhóm lợi ích” là các nhà tài phiệt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *