Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41451

Vì sao Việt Nam kiên trì chính sách sở hữu đất đai thuộc toàn dân?

 

Sau Hội nghịTrung ương V Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII vừa qua, Đảng vẫn kiên trì với chính sách sở hữu  đất đai là thuộc quyền sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, trong đó Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai, mọi tổ chức, cá nhân chỉ được trao quyền sử dụng đất đai. Ngay lập tức truyền thông nước ngoài và cờ vàng, phản động được dịp công kích, vu cáo rằng, Nhà nước mượn danh sở hữu toàn dân để câu kết với doanh nghiệp cướp đất của dân, bóc lột mồ hôi xương máu của dân, đền bù rẻ mạt, rằng mọi khiếu kiện đất đai thời gian qua đều bắt nguồn từ chính sách đất đai này… , rồi đòi phải thừa nhận quyền tư hữu đất đai thì đất nước và kinh tế với phát triển được, mới bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân,…

Bản chất mỗi khi bàn về chính sách, quan điểm của Đảng CSVN về đất đai thì lại rộ lên sự tấn công của những kẻ thù địch chủ nghĩa xã hội nhằm kích động rằng chế độ cộng sản là chế độ độc tài , kích động rằng người dân mất đất, trắng tay, thậm chí lu loa rằng nông dân bị cướp đất, trở thành người nghèo khổ v.v… Tiếc rằng có một số cán bộ do thiếu hiểu biết sâu chủ nghĩa Mác và với tình cảm nông cạn cũng đã phụ họa luận điệu của những kẻ thù địch chủ nghĩa xã hội, có những lập luận ngụy biện, thậm chí đổ cho tham nhũng, tiêu cực là do Nhà nước độc quyền sở hữu đất đai. Tuy nhiên thực tiễn chỉ ra rằng tham nhũng tiêu cực bản chất đều là do suy thoái đạo đức, do cơ chế chính sách và quản lý có sơ hở, lỏng lẻo chứ không phải tại sở hữu toàn dân về đất đai.

Trên thế giới đã có một số thái độ và quan điểm khác nhau về sở hữu đất đai. Phái tư sản bảo thủ (như phái Jirondin ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII) thì chủ trương duy trì sở hữu phong kiến về đất đai cho tầng lớp quý tộc. Trái lại, phái tư sản cách mạng (như phái Jakobin ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII) thì chủ trương cải cách triệt để, xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu phong kiến về đất đai, thực hiện quyền tư hữu đất đai để rồi sẽ dẫn đến tập trung đất đai trong những đồn điền, trang trại, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo sản xuất lớn. Trong các nước cách mạng giải phóng dân tộc cũng đã từng có quan điểm nông dân trong vấn đề đất đai, theo đó thực hiện quyền tư hữu ruộng đất của nông dân (người cày có ruộng). Hậu quả cạnh tranh không tránh khỏi dẫn đến tập trung ruộng đất vào tay số chủ đất mới, nông dân dần dần sẽ phân hóa thành người làm thuê, có nguy cơ quay lại chế độ phong kiến hoặc chế độ quân chủ lập hiến.

Chủ nghĩa Mác (bao gồm cả Ănghen) thì cho rằng đất đai là bề mặt của trái đất, mà bề mặt của trái đất thì có giới hạn tuyệt đối, trong khi dân số và đời sống loài người phát triển mãi, cho nên sau khi cách mạng vô sản thành công thì quốc hữu hóa đất đai, thiết lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chia ruộng đất cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, rồi nông dân tự nguyện hợp tác hóa nông nghiệp, tập trung ruộng đất, kinh doanh theo kiểu sản xuất lớn, cùng nhau đi lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta thực hiện chế độ nhân dân làm chủ, cho nên thực hiện Cương lĩnh ruộng đất cách mạng và khoa học đó, mấy chục năm nay vẫn kiên trì khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền lực tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý toàn bộ đất đai (tài nguyên quan trọng nhất của nước nhà) theo lợi ích của nhân dân. Đương nhiên chúng ta xây dựng Nhà nước mà mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *