Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
24443

Trương Nhân Tuấn – kẻ luôn tìm cách cắn xé quê hương, đất nước!

 

Gần đây, Trương Nhân Tuấn – cây viết chống phá Việt Nam hàng chục năm qua lại tung ra bài viết “Cơ hội để Việt Nam thay đổi thể chế”, xuyên tạc trắng trợn nguyên nhân khiến Việt Nam có nguy cơ “tụt hậu và trở thành quốc gia thất bại” là “giữ nguyên trạng” của chế độ chính trị từ thập niên 90 thế kỷ trước  và “rập khuôn mô hình Trung Quốc” khiến Việt Nam “bị cả thế giới Tây phương cô lập”. Để minh họa cho luận điệu này Trương Nhân Tuấn đưa ra ví dụ: “Hệ quả, đến nay chưa thấy một nước Tây phương nào gởi lời chúc mừng đến tân Chủ tịch nước Tô Lâm, ngoài Nga và một vài quốc gia “đồng hội đồng thuyền” với Việt Nam”. Nghe những lập luận này cho thấy cho thấy, não trạng của cây bút “chống cộng” chuyên nghiệp như Trương Nhân Tuấn thê thảm tới cỡ nào.

Thứ nhất, không rõ Trương Nhân Tuấn có tự bưng tai, bịt mắt để nói bừa, viết bậy không? Rõ ràng thực tế các báo chí trong và ngoài nước đều công khai đưa tin: Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres, Toàn quyền Canada Mary May Simon, nhà vua Thủy Điển Carl XVI Gustal, Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu… và hầu hết các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam đều đã gửi thư, điện chúc mừng Chủ tịch Tô Lâm khi ông được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, trước những biến động khôn lường của tình hình chính trị thế giới hiện nay thì khó có một quốc gia nào tránh khỏi những nguy cơ và thách thức. Nhưng cho rằng Việt Nam “tụt hậu” hay “thất bại” là cách tư duy của một kẻ “tự nhục” càng cho thấy mọi nhìn thức, tầm nhìn của Trương Nhân Tuấn đã bị đóng khung. Tính đến hết năm 2023, tổng GDP của nước ta đã tăng trưởng liên tục 43 năm, thuộc top đầu thế giới. Kết quả tăng trưởng của quý I/2024 (5,66%) là tín hiệu khả quan để năm nay là năm thứ 44 tăng trưởng liên tục. Tổng GDP của Việt Nam tính bằng USD năm 2010 đạt 140,5 tỷ USD, mới chiếm 0,22% tổng GDP toàn cầu, thì năm 2021 đạt 362 tỷ USD, chiếm 3,75%. Năm 2023, Việt Nam đạt 430 tỷ USD, tỷ trọng càng tăng lên. Thứ bậc về tổng GDP của Việt Nam năm 2010 mới đứng thứ 6 Đông Nam Á, thứ 17 châu Á, thứ 53 thế giới, nhưng năm 2021 tương ứng là thứ 6, thứ 6 và thứ 42, tiến sát hoặc thứ bậc cao hơn những nước và vùng lãnh thổ có quy mô cao hơn. Năm 2023, 2024, thứ bậc của Việt Nam sẽ cao hơn nữa. Xét về GDP bình quân đầu người của Việt Nam, năm 1988 chỉ đạt 86 USD – nằm trong mấy nước thấp nhất thế giới; năm 2008 đạt trên 1.000 USD, vượt qua nhóm nước thu nhập thấp lên nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Thứ bậc về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2010 đạt 1.614 USD, đứng thứ 8 Đông Nam Á, thứ 39 châu Á, thứ 149 thế giới; năm 2021 đạt 3.720 USD, tương ứng đứng thứ 6, thứ 28 và thứ 84 (so với các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh). Năm 2023 đạt 4.287 USD, thứ bậc cao hơn so với năm 2021. Nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương, thứ bậc của Việt Nam càng cao hơn. Xét về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội khác, như cơ cấu kinh tế, tỷ trọng tích lũy tài sản trong GDP, tổng dự trữ quốc tế, kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP/xuất khẩu bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, tốc độ tăng năng suất lao động, chỉ số phát triển con người…, đã có cải thiện tích cực cả về giá trị tuyệt đối và thứ bậc trên thế giới. Tất nhiên, tốc độ phát triển này, chưa đạt kỳ vọng hay thỏa mãn mục tiêu đề ra, nhưng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, rõ ràng không thể nói Việt Nam là quốc gia “thất bại” được!

Thứ ba, luận điệu cho rằng “Việt Nam bị cô lập” mới thật khôi hài. Thực tế Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các cơ chế, các diễn đàn khu vực và toàn cầu, đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới điển hình như “CPTPP, EVFTA, RCEP”, đặc biệt với AFTA.. Theo đó, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với đủ 5 Ủy viên Thường trực và các thành viên của Liên hợp quốc. Có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các cường quốc: Mỹ, Trung, Nga, Ấn, Nhật, Hàn, Úc. Kênh Đảng, với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; kênh Quốc hội, với hơn 140 nước; kênh nhân dân, với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, 2023 – 2025 và còn tiếp tục là ứng cử viên cho nhiệm kỳ 2026 – 2028; Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 – 2017; Hội đồng Kinh tế – Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) 2016 – 2018…

Như vậy có thể thấy, với công cuộc Đối mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đất nước Việt Nam chúng ta “Chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay”, và thực tiễn đã hoàn toàn bác bỏ cái “nghiên cứu” ba que, xỏ lá của Trương Nhân Tuấn khi cho rằng “Việt Nam tụt hậu”, “Việt Nam bị cô lập”. Còn cái gọi là ““giữ nguyên trạng” của chế độ chính trị” thì cũng cần khẳng định ngay rằng: Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội Việt Nam là nguyên nhân của mọi nguyên nhân giúp đất nước có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế” như ngày hôm nay, thực tế đã cho thấy rõ điều đó.

Thật tiếc rằng, trong số khoảng 6 triệu người Việt sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia , dù ở đâu nhưng trái tim, khối óc và dòng máu Lạc Hồng của người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Nhưng tiếc thay, trong số những người vẫn còn mang trong mình dòng máu Việt này vẫn tồn tại một số kẻ mang đầu óc vong nô, phản quốc luôn ngoảnh cổ lại tìm cách cắn xé quê hương, đất nước mình như Trương Nhân Tuấn.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *