Mỗi lần lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thăm Trung Quốc là y như mạng xã hội tràn ngập thông tin xuyên tạc, công kích chuyến thăm cũng như bản chất quan hệ song phương này. Chuyến thăm của TBT, CTN Tô Lâm vừa qua hiển nhiên “sội động” y như mọi bận. Nào là “Tổng Bí thư phải sang trình diện thiên triều ngay là đương nhiên mà”; “Tô Tổng sang Trung Quốc để xin lệnh bài được bảo vệ”; “Thăm gì, có mà thần phục thì có”; “Chắc lại phải mất một cái gì đó”; “Liệu đến Bắc Kinh có được đón tiếp không”…
Bình luận về các luận điệu và hỏa mù được tung ra lần này, blogger Thiên Châu Dri cho rằng:
Một là, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chọn điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm lần này là Quảng Đông có ý nghĩa sâu sắc, được dư luận 2 nước đánh giá cao, thể hiện thông điệp sâu sắc – đó là thăm lại lộ trình cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và thế hệ tiền bối cách mạng – nơi đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán thời dựng Đảng; thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin; ra báo Thanh Niên… được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỳ công chuẩn bị mọi mặt về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam sau đó.
Đây là hành trình hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về và hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc (11/11/1924-11/11/2024) và truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng: Chuyến thăm Trung Hoa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chính là sự kế thừa và tiếp nối sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ Việt Nam – Trung Hoa; đối với mối tình hữu nghị đặc biệt của hai đất nước có núi liền núi, sông liền sông… Thông điệp từ việc chọn điểm dừng chân ở Quảng Đông trước khi đến Bắc Kinh vừa sâu sắc, vừa thể hiện sự kế thừa/tiếp nối/làm trọn vẹn hơn/toàn diện hơn ý nghĩa của chuyến thăm Trung Hoa lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm!
Hai là, nghi thức lễ đón trọng thi cấp cao; những hoạt động dày đặc trong chuyến thăm Trung Hoa (hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước; dự tiệc trà; hội kiến Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường; hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông; gặp gỡ đại diện nhân sỹ hữu nghị Trung Quốc; thăm Nhà tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông; thăm và làm việc tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; tham quan Công ty MEGVII…) cùng 14 văn kiện được các ban, bộ, ngành, Trung ương và địa phương hai nước ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước lần này không chỉ cho thấy sự tin cậy chính trị, tin cậy kinh tế giữa Việt Nam và Trung Hoa sau hơn 30 năm thực hiện bình thường hóa, đặc biệt là sau hơn 15 năm kể từ khi thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008 đến nay
Việc tăng cường kết nối vận tải đường sắt giữa Việt Nam với châu Âu thông qua Trung Quốc, thúc đẩy nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, lập quy hoạch các tuyến đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội, Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng tạo thuận lợi để Việt Nam tăng cường xuất khẩu nông thủy sản chất lượng cao, hoa quả mùa vụ sang Trung Quốc, được người dân Việt Nam đón nhận với hy vọng thúc đẩy thông thương hàng hóa.
Ba là, thành công của chuyến thăm thể hiện rõ nét qua Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đi sâu xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc với thông điệp rõ ràng, toàn diện, thậm chí cả những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là giải pháp kiểm soát xung đột lợi ích trên Biển Đông nên mọi sự suy diễn, xuyên tạc, bôi đen sự thật của các thế lực thù địch đều trở nên vô nghĩa!
Đồng thời, việc nhất trí nhất trí lấy năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt – Trung” để cùng tổ chức chuỗi hoạt động chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác về truyền thông, tin tức, xuất bản, phát thanh, truyền hình cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, y học cổ truyền, phòng, chống, giảm thiểu tác hại thiên tai… đã cho thấy những luận điệu phản động xuyên tạc chuyến thăm Trung Hoa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần này là “đi để xin được thiên triều bảo vệ”/“xin được chấp thuận”/“đi để cống nạp”/“đi trình diện thì bẽ bàng chứ oai phong gì”… chỉ là chiêu trò suy diễn, kích động mang đậm dấu ấn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.