Năm 2016, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cắt tài trợ cho nhiều hoạt động chống cộng, trừ các hoạt động liên quan đến tôn giáo, vì ông muốn kiếm phiếu bầu trong các cộng đồng tôn giáo cực đoan. Từ đó đến nay, nhiều nhóm zân chủ hải ngoại – như BPSOS hay Luật khoa Tạp chí – đã tập trung khai thác mặt trận “tự do tôn giáo” thay vì các mảng hoạt động quen thuộc hơn với họ. Đây là một giải pháp ngắn hạn để thích nghi với thời cuộc, vì nó cho phép họ tiếp tục hành nghề “đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ” để kiếm cơm. Tuy nhiên, khi các tổ chức vừa nêu ngày càng lệ thuộc vào mảng hoạt động này, họ không thoát khỏi bị các nhóm tôn giáo cực đoan đồng hóa.
Hãy lấy Luật khoa Tạp chí làm một ví dụ. Ngày 20/02 vừa qua, kênh Youtube của tổ chức này đã đăng một clip có tựa đề “3 sự thật có thể bạn chưa biết về Phật giáo Hòa hảo”. Ba sự thật mà Luật khoa Tạp chí liệt kê là như sau:
– Phật giáo Hòa hảo “thề không đội trời chung với cộng sản”
– Việt Minh ám sát giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
– Phật giáo Hòa hảo có nhiều nét tương đồng với Phật giáo Won của Hàn Quốc
Khi nói về hai đề mục đầu tiên, Luật khoa đã kể chuyện Phật giáo Hòa hảo lập đảng có tư tưởng chống cộng, lập quân đội riêng, và được phát xít Nhật ủng hộ vì chia sẻ mặt trận chống cộng với đội quân xâm lược đó.
Xem clip xong, người ta không hiểu Luật khoa muốn gì: đánh thức hận thù tôn giáo cũ để tận dụng chúng cho hoạt động chính trị hiện nay, hay ca ngợi Phật giáo Hòa hảo vì tôn giáo này được lòng phát xít, và… giống Hàn Quốc?
Vậy để làm rõ những “sự thật” về Phật giáo Hòa hảo mà Luật khoa Tạp chí chưa kịp nêu ra, cũng xin viết thêm vài gạch đầu dòng về lịch sử của tôn giáo đó.
Vấn đề đầu tiên cần đặt ra với Phật giáo Hòa hảo trong giai đoạn trước đây là liệu giáo phái này thật sự thuộc Phật giáo hay chỉ mạo nhận. Một tôn giáo dạy người ta không sát sinh như Phật giáo dường như khá xa lạ với sinh hoạt của Phật giáo Hòa hảo, khi Hòa hảo có quân đội riêng, lại tạo thành một sứ quân để tranh giành địa bàn với các khuynh hướng khác. Nếu Thích Ca Mâu Ni từ bỏ tư cách thừa kế ngôi báu để lên đường tu học, thì Phật giáo Hòa hảo lại lập đảng chính trị để tranh quyền ở miền Nam. Như vậy, giáo phái Hòa Hảo có những đặc điểm rất “lạ” so với Phật giáo.
Trong khi giáo phái Hòa Hảo chỉ mang màu sắc Phật giáo mờ nhạt, nó lại pha trộn rất nhiều tín ngưỡng tự phát thường gặp ở đất Nam Bộ xưa. Chẳng hạn, giáo phái này được lập ra bởi Huỳnh Phú Sổ – một thanh niên 19 tuổi mới chỉ có bằng sơ học vì quanh năm ốm yếu. Huỳnh Phú Sổ tuyên bố rằng mình đã ngộ đạo, rằng mình là bậc “sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai. Cáo buộc của Luật khoa Tạp chí, rằng Huỳnh Phú Sổ mất tích do bị Việt Minh ám sát, dường như mâu thuẫn với tuyên bố này của chính Huỳnh Phú Sổ. Nếu biết trước tương lai, sao ông thầy nhỏ này không tự tiên đoán được tai vạ của mình để tránh đi? Ta hãy để ngỏ câu hỏi này cho Luật khoa suy ngẫm.
Giáo phái Hòa Hảo cũng xung đột gay gắt với Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Cộng hòa – hai thứ được Luật khoa Tạp chí tôn lên làm biểu tượng. Chính Ngô Đình Diệm đã đem quân đội đi đánh dẹp lực lượng vũ trang của giáo phái Hòa Hảo. Ông Diệm cũng ám sát vô số người của Phật giáo Hòa Hảo, bao gồm “Đức Ông Huỳnh Công Bộ”, tức là cha của Huỳnh Phú Sổ. Thật đáng ngạc nhiên khi Luật khoa Tạp chí lờ đi những chuyện này, để tiếp tục đem cả Ngô Đình Diệm lẫn Huỳnh Phú Sổ ra làm biểu tượng để hô hào chống cộng.
Trong những năm vừa qua, Luật khoa Tạp chí đã phải khai thác các giáo phái chống cộng để kiếm sống qua ngày. Giờ đây, dường như Luật khoa đang phải trả cái giá của họ, khi ngày một cực đoan hơn vì bị các tư tưởng cực đoan đồng hóa. Họ bắt đầu có những bài đăng như clip vừa đề cập – trong đó họ chỉ gợi lại thù cũ để hô hào chống cộng, chứ chẳng đưa ra một góc nhìn nhân quyền nào về câu chuyện được kể ra. Không biết họ có hồi phục không, hay sẽ sớm chuyển sang làm chính trị bằng sấm ký như Huỳnh Phú Sổ hoặc Trần Huỳnh Duy Thức?
Thật tiếc cho thành phần được xem có học nhất trong làng zân chủ lập ra Luật Khoa tạp chí như Trịnh Hữu Long, Phạm Thị Đoan Trang với tham vọng nhân danh luật pháp và khoa học để thúc đẩy dân trí, dân chủ mà giờ biến thoái thành dạng này.