Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
247842

Cảnh giác với luận điệu lợi dụng Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

 

Khai thác, lợi dụng vấn đề chủ quyền biển đảo là mục tiêu chống phá của thành phần phản động, tiêu biểu xung quanh vấn đề công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lâu nay được họ đào bới, bất chấp những vấn đề của nó liên quan đến chủ quyền đã được cơ quan chức năng, chuyên gia, báo chí chỉ rõ. Gần đây, nhân dịp 50 năm xảy ra cuộc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, họ lại khơi lại vấn đề này, tập trung mấy luận điểm xuyên tạc như

Thứ nhất, họ giả giọng “Vì sao Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam yêu nước lại dùng công hàm Phạm Văn Đồng dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu cộng”?

Hỏi như thể họ chưa hề biết đến nội dung của công thư mà nhiều người lầm tưởng nên gọi là là công hàm do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, công thư này được gửi sang Trung Quốc bằng điện báo, sau đó sáng ngày 21/9/1958, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc Nguyễn Khang đã trình công thư này cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cơ Bằng Phi. Trong công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai biết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “tán thành và tôn trọng” “bản tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Như vậy, công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc vì trong công thư không có chỗ nào nói tới hai quần đảo này. Hơn nữa, vào thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền quản lý hai quần đảo đó.

Cho nên, cần nhìn nhận công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một hành động nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc – đồng minh quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Công thư mà một số người gọi là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý, vì nó không được ký kết bởi hai bên. Đồng thời công thư ấy không được công bố rộng rãi và không được Việt Nam Cộng hòa (Chính phủ của miền Nam Việt Nam) lúc đó đang trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thừa nhận.

Thực tế, lịch sử và chính sách ngoại giao của Việt Nam đã không bao giờ nhận định rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc sở hữu của Trung Quốc. Ngược lại, chính sách xuyên suốt của Việt Nam luôn nhất quán là bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo này.

Vì thế, không thể gọi đó là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc”.

  1. Họ nói: “Nếu coi Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là của Việt Nam Cộng hòa theo cách biện luận của Cộng sản Việt Nam vậy thì công cuộc thống nhất đất nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tự kể công làm gì? Thống nhất đất nước lại không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa hay sao”?

Thực chất ý kiến trên cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản bội quyền lợi của dân tộc Việt Nam khi nhượng bộ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, và do đó không xứng đáng được gọi là những người thống nhất đất nước.

Nhưng như trên đã nói công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là một hành động nhượng bộ, mà là một chiến lược ngoại giao nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc – đồng minh quan trọng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Công thư đó không có giá trị pháp lý, vì nó không được ký kết bởi hai bên, không được công bố rộng rãi, và không được thừa nhận bởi Việt Nam Cộng hòa. Do đó, Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam, và Việt Nam không bao giờ từ bỏ quyền đòi hỏi chủ quyền của mình trên hai quần đảo này.

Về công cuộc thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của dân tộc Việt Nam khi đánh bại quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, giải phóng miền Nam, tái thống nhất đất nước vào năm 1975. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đất nước đã thực hiện một cuộc tổng tuyển cử chung toàn quốc vào năm 1976, để bầu ra Quốc hội thống nhất và Chính phủ thống nhất của Việt Nam từ đó đến nay.

  1. Họ lại tung ra luận điệui: “Nếu coi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì tại sao lại công nhận nó là của Tàu”?

Đây là câu hỏi dựa trên một giả định sai lầm rằng Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Thực tế, Việt Nam và cộng đồng quốc tế không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Việt Nam còn luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Đồng thời cũng đã nhiều lần phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Như vậy, họ làm như có vẻ khách quan đưa ra các câu hỏi mà nhiều người lầm tưởng họ là người yêu nước chân chính, nhưng thực chất, những câu hỏi đó chỉ để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, do một bộ phận người nhẹ dạ cả tin dễ tin như họ dẫn dụ để thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nên chúng ta cần cảnh giác với các loại câu hỏi kiểu này./.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *