“Tự nhục” là căn bệnh kinh niên của đám dân chủ giả cầy, phần lớn là sống ở hải ngoại. Với chúng, những gì liên quan đến đất nước Việt Nam thì “điêu tàn, người dân “đói khổ, không có tự do dân chủ, bị đàn áp”. Còn những gì của Mỹ và phương Tây đều tốt đẹp tuyệt vời, mang đến những giá trị văn minh, nhân văn, dân chủ… Cái mà chúng muốn thấy, muốn nghĩ và muốn nhiều người cùng nghĩ, cùng thấy là những điều bịa đặt của chúng về một đất nước Việt Nam đầy rẫy những bất công, tiêu cực, đói nghèo…Tiêu biểu như bài “Lỗi của cán bộ việt cộng cấp dưới làm!” cho thấy căn bệnh “tự nhục” của kẻ này đã ăn vào lục phủ ngũ tạng.
Nào là: “không biết việc lãnh đạo tài tình của Đảng CSVN ở đâu mà đến bây giờ luật pháp như nồi cám heo?…dân Việt có phúc lợi xã hội là được ngủ gầm cầu và đến cơ quan nhà nước thì chỉ việc trước tiên là phải đóng cước phí, còn việc giải quyết được cho dân không cần biết”… Tung hô nào là người dân Đức toàn được hưởng thế này thế kia…như trên thiên đường vậy…
Rõ ràng tự bi kịch hóa hiện thực đất nước, quê hương mình, ảo vọng, vọng tưởng coi rằng các “giá trị phương Tây” mới là chuẩn mực, là tiêu chuẩn phải hướng tới là căn bệnh vô phương cứu chữa
Ngót ngét cũng gần một thế kỷ các tác phẩm “Số đỏ”, “Kỹ nghệ lấy tây”… của Vũ Trọng Phụng đã cho thấy hệ lụy từ chính sách ngu dân của chế độ thực dân, kết hợp những “me Tây”, những kẻ sính ngoại… vẫn cứ tồn tại dai dẳng trong xã hội. Cuộc sống ở Việt Nam hôm nay có phải chỉ toàn “đầy rẫy tiêu cực và bất an” hay không thì phải nghe những đánh giá từ bên ngoài mới khách quan. Khảo sát thường niên Expat Insider của tổ chức InterNations, Việt Nam đứng thứ 7 trên tổng 52 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài năm 2022 thì sao?. Tiêu chí này đồng nghĩa với việc Việt Nam được đánh giá là nơi dễ thiết lập cuộc sống mới đối với người nước ngoài, nền kinh tế ổn định, cơ hội thăng tiến sự nghiệp tốt, đặc biệt là yếu tố cân bằng cuộc sống khá cao và cuối cùng là cuộc sống của người thân…
Những kẻ “tự nhục” như Thanh Vinh Trương dù có cố tình bưng tai bịt mắt thì cũng không thể phủ nhận một thực tế khách quan rằng:
Sau gần 40 năm thực hiện đổi mới, những con số biết nói sau là không thể phủ nhận: Quy mô GDP đã tăng hơn 100 lần, từ con số 4 tỷ USD lên 406 tỷ USD (năm 2022). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có 6 nước Đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước Đối tác chiến lược và 12 nước Đối tác toàn diện. Việt Nam là tâm điểm của nhiều mạng lưới liên kết kinh tế năng động với hơn 230 đối tác thương mại, 60 hiệp định thương mại tự do sâu rộng với nhiều phương diện hợp tác. Qua đó sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Với những thành tựu nêu trên tiếp tục khẳng định rằng, dù thời cuộc có nhiều biến động, thế giới có nhiều đổi thay nhưng vai trò Đảng Cộng sản Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc đã, đang và tiếp tục là lực lượng chính trị duy nhất có đủ vị thế, trí tuệ, năng lực, uy tín để lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mọi sự xuyên tạc về vai trò, vị trí, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như hiện thực đất nước và con người Việt Nam hôm nay đều không có giá trị và bị thực tiễn bác bỏ. Những kẻ cố bày trò tự nhục để rồi bôi đen sự thật nhằm công kích, chống phá đất nước đang tự phơi bày thân phận của những bồi bút lạc lõng.