Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
5673

Việt Nam – Thành viên trách nhiệm, tin cậy trong bảo vệ quyền con người

 

Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2026 – 2028 khẳng định, vị thế, uy tín trên trường quốc tế, cũng như ghi nhận những thành tựu và đóng góp trong đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên, một số thành phần thiếu thiện chí, chuyên chống phá Việt Nam lại tỏ ra cay cú, hằn học trước việc Việt Nam 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền, vẫn tiếp tục ứng cử HĐNQ nhiệm kỳ tới. Mới đây RFA giật tít bài viết “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ – Vì sao” hoặc rêu rao trên fanpage: “Việt Nam đắc cử vào Hội đồng nhân quyền không phải do nhân quyền cải thiện mà bởi nước này đã tận dụng triệt để những “kẽ hở”…”. Thực tiễn thành tựu bảo vệ nhân quyền Việt Nam được thế giới ghi nhận là không thể xuyên tạc.

Việc Việt Nam hai lần trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ (2014-2016, 2023-2025) với số phiếu cao đã khẳng định cộng đồng quốc tế đánh giá cao các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Sự công nhận không chỉ dựa trên lời nói, mà còn là những hành động thiết thực của Việt Nam cả trong nước và quốc tế. Theo UNDP, năm 2024, Chỉ số phát triển con ngườiHDI của Việt Nam tăng 8 bậc, xếp thứ 107/193 quốc gia. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia tăng HDI nhanh nhất thế giới, nhấn mạnh vai trò của chính sách lấy con người làm trung tâm trong phát triển. Việt Nam còn tăng 11 bậc trong Chỉ số Hạnh phúc, xếp thứ 54/143, chứng minh sự cải thiện về chất lượng sống của người dân.

Vậy nên việc RFA cho rằng Việt Nam “lợi dụng kẽ hở” để trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, bất chấp tình hình nhân quyền trong nước “không được cải thiện” là hoàn toàn chụp mũ theo kiểu nói lấy được, thiếu khách quan.

Thứ nhất, xét về tiêu chí ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Để trúng cử, quốc gia ứng cử phải chứng minh tiến bộ về nhân quyền trong nước và đóng góp tích cực vào các sáng kiến nhân quyền toàn cầu. Việt Nam đã triển khai các chương trình, chính sách nhân quyền thực chất, như giảm nghèo bền vững, đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục, y tế và các dịch vụ cơ bản.

Thứ hai, thành tựu bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của Việt  Nam được quốc tế ghi nhận: Đại diện UNDP, bà Ramla Khalidi, đã khẳng định: “Việt Nam tiếp tục đi đầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”. Đây là đánh giá khách quan từ một tổ chức quốc tế có uy tín, phủ nhận hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc.

Thư ba, Việt Nam luôn nỗ lực và khẳng định được vai trò, đóng góp của mình vào thúc đẩy nhân quyền thế giới. Không phải tự dưng LHQ chọn Hà Nội làm nơi mở ký Công ước Tội phạm mạng năm 2025, lần đầu tiên một điều ước toàn cầu mang tên thủ đô Việt Nam. Điều này phản ánh uy tín và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến nhân quyền thiết thực, như thúc đẩy quyền trẻ em, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới.Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội. Việt Nam được quốc tế công nhận là một hình mẫu chống dịch hiệu quả, đặt sức khỏe người dân lên trên lợi ích kinh tế. Đây là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm đến quyền con người của chính phủ….

Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực của Hội đồng Nhân quyền LHQ, mà còn là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại nhiều tổ chức quốc tế, khẳng định uy tín và vai trò ngày càng lớn trên trường quốc tế.

Việt Nam có cam kết, đóng góp không nhỏ vào phát triển bền vững. Việt Nam xếp thứ 54/166 quốc gia trong Chỉ số Phát triển Bền vững (SDGs), tăng 1 bậc so với năm trước. Các chương trình giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Việt Nam cam kết tiếp tục thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Các chính sách đặt trọng tâm vào con người sẽ tiếp tục được triển khai để cải thiện chất lượng sống và đóng góp vào các mục tiêu toàn cầu.

Việc tái ứng cử không chỉ chứng minh thành tựu nhân quyền mà còn khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Những nỗ lực bảo vệ quyền con người giúp củng cố lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước, đồng thời thúc đẩy sự đồng thuận xã hội.

Việt Nam tiếp tục tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ là minh chứng cho sự công nhận quốc tế về những thành tựu và đóng góp trong bảo vệ quyền con người. Các luận điệu xuyên tạc của RFA và các thế lực thù địch không chỉ vô căn cứ mà còn nhằm mục đích phá hoại uy tín quốc gia. Thực tế, với vị thế ngày càng vững chắc, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *