Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19140

Trao giải cho đối tượng chống đối – hành động hạ cấp giá trị nhân quyền!

 

Nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại, đóng vai trò nền tảng để bảo vệ quyền lợi và phẩm giá con người. Tuy nhiên, nhân quyền không nên và không được phép bị lợi dụng để phục vụ các mục tiêu chính trị, gây bất ổn xã hội hoặc làm tổn hại đến sự đoàn kết của dân tộc. Việc Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) trao giải thưởng nhân quyền năm 2024 cho ba cá nhân Đỗ Nam Trung, Bùi Văn ThuậnĐặng Đăng Phước có hành vi vi phạm pháp luật và chống đối Nhà nước Việt Nam không chỉ không mang lại lợi ích gì cho phong trào nhân quyền mà còn gây chia rẽ xã hội, phá hoại sự đoàn kết dân tộc và làm tổn hại hình ảnh người Việt Nam trên trường quốc tế.

MLNQVN là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại nước ngoài, với tuyên bố mục tiêu thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua nhiều năm hoạt động, tổ chức này thường xuyên bị chỉ trích vì có xu hướng chính trị hóa nhân quyền, tập trung vào việc cổ súy cho các cá nhân và tổ chức có hành vi chống đối chính quyền, bất chấp những hành vi đó có đi ngược lại giá trị nhân quyền hay không. Việc làm này từng bị nhiều kiều bào lên án “Thiếu mục tiêu thực chất” bởi vì Nhân quyền không chỉ bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp hay quyền chính trị mà còn liên quan đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội – những yếu tố căn bản giúp nâng cao đời sống của con người. Trong khi đó, MLNQVN gần như bỏ qua những nỗ lực thực sự nhằm cải thiện điều kiện sống, nâng cao quyền tiếp cận giáo dục, y tế, và các quyền cơ bản khác tại Việt Nam. Đồng thời, đây là hành động chính trị hóa nhân quyền. Việc MLNQVN trao giải cho Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước không xuất phát từ đóng góp thực chất của họ đối với cộng đồng mà chủ yếu dựa trên các hoạt động chống đối Nhà nước. Điều này cho thấy tổ chức này không hướng tới bảo vệ quyền lợi của người dân mà lợi dụng nhân quyền để đạt được các mục tiêu chính trị, gây sức ép lên chính quyền Việt Nam.

Nhìn vào các cá nhân được trao giải, thấy ngay Đỗ Nam Trung – kẻ chuyên phát tán thông tin sai lệch, kích động xã hội, đầy tiền án, tiền sự, thành tích làm thuê cho Việt tân và đám ba qua, hậu duệ VNCH ở hải ngoại.

Bùi Văn Thuận- một nhà giáo không làm tròn bổn phận, thay vì sử dụng kiến thức và vị trí của mình để truyền đạt giá trị nhân văn, giáo dục giới trẻ và đóng góp cho xã hội, Thuận đã chọn con đường gieo rắc tư tưởng phản động, phá hoại lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Việc vinh danh một cá nhân như vậy chỉ càng củng cố ý tưởng rằng MLNQVN không thực sự quan tâm đến nhân quyền mà chỉ muốn sử dụng nhân quyền như một vũ khí chính trị.

Đặng Đăng Phước, một giảng viên, bị cáo buộc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để lan truyền các tư tưởng phản động, thay vì sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy các giá trị tích cực hoặc cải thiện điều kiện sống của cộng đồng, Phước đã chọn cách đối đầu với chính quyền và các giá trị cơ bản của xã hội Việt Nam.

Việc MLNQVN trao giải cho Phước không chỉ là một sự cổ xúy sai trái mà còn làm giảm giá trị của giải thưởng nhân quyền mà họ đưa ra. Thứ nhất, hành động vinh danh những cá nhân vi phạm pháp luật không chỉ gây phẫn nộ trong dư luận mà còn làm gia tăng căng thẳng giữa các nhóm xã hội. Một mặt, các cá nhân này được một số tổ chức nước ngoài ca ngợi, mặt khác, họ bị đông đảo người dân trong nước lên án vì gây bất ổn và phá hoại trật tự. Thứ hai, nó gây tổn hại sự đoàn kết dân tộc bởi Việt Nam, một quốc gia đa dạng về văn hóa và chính trị, luôn đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, việc MLNQVN vinh danh các cá nhân chống đối không chỉ làm suy yếu sự đoàn kết này mà còn khơi mào các xung đột ý thức hệ, gây tổn hại lâu dài đến tình cảm dân tộc và sự ổn định xã hội. Thứ ba, nó làm xấu hình ảnh người Việt Nam trên trường quốc tế. Những hành động như vậy không chỉ làm tổn hại đến uy tín của Nhà nước Việt Nam mà còn làm xấu hình ảnh của người Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế. Thay vì tôn vinh những cá nhân có đóng góp tích cực, MLNQVN lại trao giải cho những người bị xử lý vì vi phạm pháp luật, tạo ra ấn tượng rằng người Việt không tôn trọng các giá trị nhân quyền.

Nhân quyền là một giá trị không thể bị lạm dụng. Việc MLNQVN trao giải cho các cá nhân chống đối không chỉ phản ánh sự sai lệch trong cách tổ chức này nhìn nhận về nhân quyền mà còn gửi đi một thông điệp sai lầm rằng vi phạm pháp luật có thể được tôn vinh. Điều này không chỉ gây tổn hại đến phong trào nhân quyền toàn cầu mà còn làm giảm uy tín của tổ chức này trong mắt cộng đồng quốc tế.

Nếu là những cá nhân, tổ chức hay phong trào bảo vệ nhân quyền thực sự cho Việt Nam, mong muốn đem lại giá trị nhân quyền đích thực, tiến bộ, thì hướng đi đúng đắn cho những tổ chức nhân quyền: thứ nhất, là đối thoại thay vì đối đầu bởi nhân quyền chỉ có thể được bảo vệ và thúc đẩy thông qua đối thoại và hợp tác, không phải bằng cách gây sức ép hoặc cổ xúy cho các hành vi chống đối. Các tổ chức như MLNQVN cần hướng đến việc hợp tác với chính quyền Việt Nam và các tổ chức trong nước để thực sự cải thiện đời sống người dân.

Thứ hai, nên tập trung vào các vấn đề thiết thực. Thay vì trao giải cho những cá nhân có hành vi gây bất ổn xã hội, các tổ chức nhân quyền cần tập trung vào các vấn đề thiết thực như xóa đói giảm nghèo, nâng cao quyền tiếp cận giáo dục, y tế và bảo vệ các nhóm yếu thế trong xã hội.

Việc Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải nhân quyền năm 2024 cho Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước là một hành động sai lầm cả về đạo đức lẫn chiến lược. Hành động này không chỉ không mang lại lợi ích gì cho phong trào nhân quyền mà còn gây xung đột xã hội, chia rẽ dân tộc và làm xấu hình ảnh người Việt Nam trên trường quốc tế.

Để bảo vệ giá trị nhân quyền thực sự, cộng đồng quốc tế cần nhận thức rõ hơn về bản chất của các tổ chức như MLNQVN và tập trung vào các nỗ lực thực chất nhằm cải thiện đời sống người dân, thay vì cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật. Nhân quyền không thể và không nên bị biến thành công cụ chính trị, mà phải là nền tảng để xây dựng một xã hội hòa bình, công bằng và nhân văn

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *