Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
74782

Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền lại quy chụp “ác cảm” về nhân quyền tại Việt Nam

 

Ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức phi chính phủ tự cho mình cái quyền “chấm điểm” nhân quyền các nước bằng “lăng kính”, và “tiêu chuẩn” tự tạo của mình, Gần đây, lại xuất hiện tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền Human Rights Measure Initiative (HRMI) có trụ sở tại New Zealand công bố báo cáo thường niên, cho rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong năm 2023. Họ quy chụp Nhà nước Việt Nam bắt giữ tuỳ tiện, người dân bị tra tấn và ngược đãi, cưỡng bức mất tích, hành quyết mà không thông qua Tòa án. Tổ chức này đã tự cho mình quyền chấm điểm các chỉ số đo lường về nhân quyền tại Việt Nam thông qua các cuộc phỏng vấn những kẻ phản động, lưu vong, rồi quy kết: Người dân Việt Nam ít an toàn trước Nhà nước. Đây thực chất là những luận điệu xuyên tạc vô căn cứ, thiếu khách quan, thiếu thiện chí, thậm chí phải nói là ác cảm.

Trước hết, không có chuyện “Nhà nước Việt Nam bắt giữ tuỳ tiện, người dân bị tra tấn và ngược đãi, cưỡng bức mất tích, hành quyết mà không thông qua Tòa án…”. Hiến pháp cũng như luật pháp của Nhà nước Việt Nam đều đề cao và bảo vệ quyền con người, quyền này chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo đúng chuẩn mực Công ước quốc tế về nhân quyền. Chỉ có những kẻ nhân danh “nhân quyền” để phá hoại nền dân chủ, độc lập và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của nước ta, mới phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Trên thế giới mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, giá trị truyền thống, trình độ phát triển, chế độ chính trị,… đều có cách tiếp cận nhân quyền phổ quát là khác nhau. Chính ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore, đã từng khẳng định: Không ở đâu trên thế giới, các quyền này lại được phép thực hiện mà không có những giới hạn, vì nếu áp dụng một cách mù quáng những ý tưởng này có thể đi theo hướng hủy hoại xã hội có tổ chức. Bản thân cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson cho rằng: Không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó, tại một quốc gia thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được. Bởi vậy, ngôn từ quy chụp trong báo cáo nói trên, thực chất chỉ là một chiêu trò nhằm cổ súy, hậu thuẫn, kích động các đối tượng chống phá, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ hai, cần lưu ý rằng, không phải tự dưng mà 02 lần Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với tỷ lệ phiếu ủng hộ cao. Không chỉ quốc gia ứng viên phải đạt được những tiến bộ vượt bậc trong hoạt động bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở trong nước, thực tiễn, qua các nhiệm kỳ tham gia Hội đồng này, Việt Nam đều đóng góp nhiều sáng kiến và tích cực hành động thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới.

Không phải tự dưng, Việt Nam nhận được vô số đánh giá cao tiến bộ đạt được về thúc đẩy nhân quyền. Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong kinh tế, giảm nghèo và cải thiện các chỉ số xã hội: “Ngoài những con số này, chúng tôi cũng đánh giá cao sự cam kết và cống hiến của người dân Việt Nam; sự lãnh đạo với tầm nhìn của Chính phủ và sự đoàn kết của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tất cả các yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và tiến bộ vượt bậc của Việt Nam”.

Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi cho biết: “Việt Nam vẫn là quốc gia có mức phát triển con người cao trong suốt những năm khó khăn của đại dịch COVID-19. Phát triển con người tiếp tục là trọng tâm trong chiến lược phát triển của đất nước và chúng tôi đã đã thấy những kết quả đáng kể trong những thập kỷ qua”.

Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam Rana Flowers cho rằng: “Tuy đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế – xã hội đáng tự hào, đặc biệt trong triển khai thực hiện ưu tiên chính sách về chăm sóc và bảo vệ trẻ em”.

Trang liberationnews.org (Mỹ) kết luận: Thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19 “không đơn giản là một phép màu”, mà đó là “kết quả của một chính phủ xã hội chủ nghĩa đặt người dân lên trên lợi ích kinh tế”. Đó là mô hình “để không ai bị bỏ lại phía sau”. Việt Nam với chế độ chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, con người thân thiện, nhân văn, yêu chuộng hòa bình, đã vinh dự lọt vào tốp là những quốc gia đáng sống.

Cùng đánh giá về vấn đề này Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khẳng định: “Việt Nam đã đạt được tăng trưởng đáng kể trong phát triển con người, có những bước tiến bộ trong thực hiện chính sách chăm lo phát triển con người toàn diện”.

Với quy chụp cho rằng “Người dân Việt Nam ít an toàn trước Nhà nước” là sự xuyên tạc vô căn cứ. Những con số, thành quả phản ánh bước tiến nổi bật trong lĩnh vực nhân quyền, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đó là thực tiễn sinh động và khách quan nhất, phủ nhận hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *