Cứ đến dịp ngày khai giảng hàng năm, lợi dụng việc lãnh đạo Đảng, N hà nước đến thăm, động viện thầy trò các trường học thì những kẻ chống phá lại ngứa ngáy tung ra luận điệu công kích. Chẳng hạn ngày 6/9/2023, Tiếng dân.New có bài viết “Đánh trống bỏ dùi” của Nguyễn Khắc Mai,với giọng điệu chơi chữ, dùng câu từ bắt bẻ và phân tích theo chiều hướng thiếu tính xây dựng, nhằm mục đích nói xấu lãnh đạo và cho rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu hay, đánh trống xong là quên quan tâm đến nền giáo dục, đến đời sống giáo viên, đến các em học sinh….
Ông ta bới móc lại tin và hình ảnh cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự khai giảng năm học mới 2023-2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Gia Lai thể hiện sự quan tâm, cổ động lực đối với các em học sinh của một tỉnh miền núi. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước đã nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích mà Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai đã đạt được trong thời gian qua”, Chủ tịch nước bày tỏ. Gia Lai là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên và cả nước. Vì thế, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số được xác định là một khâu đột phá, nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững của tỉnh. Tại buổi lễ, Chủ tịch nước nêu rõ, việc thành lập hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng và coi trọng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là một chủ trương sáng tạo, thể hiện tư duy chiến lược, sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước ta dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, với mục tiêu tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là chủ trương mang tính thời sự và có ý nghĩa sâu sắc. Nếu thực hiện tốt, tức là chúng ta đã tạo được nền tảng vững chắc để góp phần chăm lo cho đồng bào dân tộc, là con đường để thoát đói nghèo, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số cho hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của miền núi, vùng sâu, vùng xa… Chủ tịch nước nhấn mạnh, do xuất phát điểm, điều kiện sống của nhiều em không được thuận lợi như học sinh vùng miền xuôi, thành thị. Vì thế, cùng một chương trình giáo dục, nhà trường và các cô giáo, thầy giáo phải rất coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy; phải kiên trì, bền bỉ, chắc chắn, với phương pháp sư phạm phù hợp nhất, giúp các em bù đắp những kiến thức còn thiếu hụt, không chạy theo điểm số, thành tích, học đến đâu chắc đến đó. Vậy mà TiengdanNews viết: “Tôi viết nhận xét này tặng riêng anh Võ Văn Thưởng và tất cả các anh chị lãnh đạo cao thấp của nước ta….tôi thấy hình ảnh họ rất đẹp, lời phát biểu có cánh, và tôi cảm giác vì có cánh , nên những lời ấy đã vụt bay mất hút, không để lại chút ấn tượng nào cho thiên hạ!”
Bài viết đơn giản chỉ là câu chuyện liên liên quan đến việc đánh trống chào mừng năm học mới, nhưng đằng sau đó là một thông điệp, một thủ đoạn, một âm mưu chống phá của những kẻ không ủng hộ chúng ta, chúng cho rằng đội ngũ công chức, lãnh đạo trong bộ máy luôn nói những lời có cánh, xong rồi quên, không nhớ đã nói gì, quên dân, quên nước…. nhằm làm giảm niềm tin, của nhân dân đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ dân tộc. Tác giả viết: “Tôi dám đoán với tất các bạn rằng, họ đánh xong bỏ dùi và không hề nghĩ tới giáo dục nữa. Họ quên giáo dục ngay lập tức, quên chuyện lương không đủ sống của giáo viên, quên chuyện phải đóng góp méo mặt của phụ huynh học sinh, quên luôn chuyện sách giáo khoa bất hợp lý, quên cả trường lớp trên vùng cao nơi đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống. Đặc biệt họ cũng quên luôn việc học hành của họ. Nên nhiều người chẳng những viết không thành câu, nói năng kém văn hóa, mà việc tu thân, tề gia của họ rất bê bối. Chưa bao giờ tôi thấy họ đã minh họa một cách sinh động, đầy ấn tượng như thế về một câu tục ngữ: “Đánh trống bỏ dùi”!”
Từ hình ảnh Chủ tịch nước đánh trống trên một ngôi trường mà chúng xiên xỏ sang tận việc. lãnh đạo Đảng, Nhà nước quên hết đồng lương giáo viên, quên cả nền giáo dục…quá xàm bậy, chúng ta đã biết, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã xác định: “Cán bộ, công chức phải xây dựng và thực hành phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học hỏi và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. . Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vị thế quan trọng dẫu rằng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên ở tất cả các cấp học, vậy mà các thế lực thù địch cứ mượn cớ để bôi nhọ, nói xấu, điều đó cũng không thể xóa mờ hình ảnh tiếng trống trường khai giảng mỗi khi mùa tựu trường đến, nền giáo dục ngày càng được quan tâm và hoàn thiện và phát triển./.