Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm, thiết thực đến an sinh, phát triển của một dân tộc, nên dễ hiểu đây luôn là lĩnh vực các các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam ngày ngày khai thác, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục để xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của nền giáo dục nước ta. Chẳng hạn, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính với trách nhiệm là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển, ngay sau đó Việt Tân có bài viết: Hình như ông Thủ tướng đang mơ “Có thể nói rằng, chưa có triều đại lịch sử nào mà ngành Giáo dục xuống cấp như triều đại này. Ngày nào còn chế độ độc tài tồn tại, thì ngành giáo dục Việt Nam sẽ không thể nào phát triển!”. Đây là trò xuyên tạc nói lấy được, bất chấp căn cứ, cơ sở của băng đảng cờ vàng này lâu nay.
Thực tế, người đứng đầu Chính phủ, lại là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo nhấn mạnh khát vọng đột phá đưa nền giáo dục Việt Nam theo kịp, ngang tầm các nước phát triển, trong đó chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo. Đồng thời thúc giục về thời gian không để chậm dẫn đến bị lạc lậu với yêu cầu “phải có đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt”, chỉ rõ nguồn lực bên trong là cơ bản, là phát huy tự lực, tự cường, tự tin, tự chủ, tự hào dân tộc, …rất ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện được quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, “làm việc nào dứt điểm việc đó, làm việc nào ra việc đó”, “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”, dễ đôn đốc, dễ kiểm tra, đánh giá.
Thủ tướng có đang mơ? Đây là đánh giá thực tế từ chính các nghiên cứu khoa học uy tín, khách quan trên thế giới:
– Một nghiên cứu công bố vào năm 2022 bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ), cho thấy 56 trong tổng số 87 quốc gia đang phát triển ghi nhận chất lượng giáo dục xuống cấp kể từ những năm 1960. Các trường học ở Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia nơi luôn đi ngược lại xu hướng này.
– Tờ báo uy tín hàng đầu thế giới của Vương quốc Anh “The Economist” ngày 29/6/2023 đánh giá cao hệ thống giáo dục Việt Nam, với năng lực giáo viên tốt, các trẻ em ở Việt Nam được học ở một trong những hệ thống trường học tốt nhất trên thế giới với chi phí hợp lý.
– Việt Nam đã trở thành điểm sáng của học tập và nghiên cứu bậc Phổ thông tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Năm 2023: Đội tuyển quốc gia Việt Nam xếp thứ 6 toàn đoàn trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Olympic thi Toán học quốc tế tại Nhật Bản; Đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) gồm 4 học sinh, kết quả đạt 3 huy chương Vàng và 1 huy chương Bạc, trong đó có 2 học sinh nằm trong tốp 10 điểm cao nhất.
– Theo nhận định của Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong chuyến thăm Việt Nam: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”.
– GS.TS Paul Glewwe, Đại học Minesota-chuyên gia và nghiên cứu viên chính của dự án RISE tại Việt Nam cho rằng “Tôi nhận thấy một bước tiến quan trọng của giáo dục Việt Nam là chương trình mới thể hiện sự chuyển dịch theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, mặc dù còn những tranh luận ở thời điểm mới bắt đầu. Rõ ràng, đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ nằm trong kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”.
– Gần đây nhất, Tạp chí Times Higher Education (THE) của Anh công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2024, trong đó có 6 trường Đại học của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
…
Nhìn ra thế giới, những năm gần đây Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2021-2025, đã khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và những đóng góp chủ động, hiệu quả của Việt Nam đối với các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Vì vậy với khát vọng đột phá đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển, là hiện thực, là tất yếu khách quan, không thể có cái “hình như Thủ tướng đang mơ” mà băng đảng Việt tân tưởng tượng ra.