Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35523

Khôi hài về thứ “tiêu chuẩn kép” trong “tự do ngôn luận”!

Những ngày qua, dân mạng Việt lại được dịp chứng kiến màn diễn “tiêu chuẩn kép” về cái gọi là “tự do ngôn luận” của những kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” (dân mạng quen gọi là giới dân chửi”) khi họ xúm vào “chửi hội đồng” tài khoản facebook Hoàng Hải Vân chỉ vì ông này “dám” công kích, đòi “thủ lĩnh” Nguyên Ngọc phải “sám hối” vì từng can dự vào vụ án Nhân văn Giai phẩm (vụ án mà lâu này truyền thông dân chửi luôn vu cáo chính quyền “đàn áp văn nghệ sỹ bất đồng chính kiến” với Đảng) để chứng tỏ Nguyên Ngọc thực sự quay lưng với chế độ, hối hận vì từng theo Đảng, xứng đáng với sự “tôn vinh” của “phong trào dân chủ Việt” dành cho ông ta… Tuy nhiên trái với “lập luận logic” của Hoàng Hải Vân, ông này ngay lập tức nhận cơn mưa bài viết, comment ném đá tơi bời với đủ thứ nhiếc móc, chửi bới ông ta dám đụng chạm đến ‘thủ lĩnh dân chủ” Nguyên Ngọc, 

Trong hàng loạt bài viết tới tấp “đánh” Hoàng Hải Vân của giới dân chửi, đáng chú ý là bài “Hoàng Hải Vân, kẻ đốt đền tệ hại!” của Trần Kỳ Khôi, được đăng trên trang Tiếng Dân ngay hôm 08/09. Bài này làm lộ hết thói độc đoán, thượng đội hạ đạp của các nhà dân chửi – một nhóm người luôn tự xưng là đại diện của lý tưởng dân chủ, tự do. Vấn đề của bài viết nằm ngay ở cái nhan đề. Tại sao lại gọi Hoàng Hải Vân là “kẻ đốt đền”, chỉ vì ông ta phê phán ông Nguyên Ngọc? Phải chăng giới dân chửi đã xây đền cho ông Nguyên Ngọc, tôn thờ ông này như vị thánh sống, và cảm thấy bị xúc phạm khi ai đó sờ đến tượng thờ của mình? Thế thì họ tôn thờ lãnh tụ, chứ lấy đâu ra tự do dân chủ? Và họ có coi quyền tự do ngôn luận của ông Hoàng Hải Vân ra gì đâu!

Giờ hãy đọc đoạn đầu trong bài viết của họ. Ở đây, thay vì phản bác ý kiến của Hoàng Hải Vân trong bài công kích Nguyên Ngọc, tác giả đã xét lý lịch ba đời của ông ta. Chẳng có sự công kích cá nhân nào trắng trợn hơn thế này.

Tác giả viết:

Hoàng Hải Vân là ai?

Hoàng Hải Vân tên thật là Huỳnh Kim Sánh, sinh năm 1956, quê Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam, trong một gia đình thuần nông. Cha bỏ đi biệt xứ, người mẹ nghèo mù chữ, làm ruộng nuôi hai chị em Sánh. Vì lẽ đó, Sánh không được học hành bài bản như người ta. Trầy trật, chấp vá mãi đến sau năm 1975, Sánh mới kiếm được tấm bằng bổ túc văn hoá cấp ba.

Chẳng nhẽ trong mắt các nhà dân chửi, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo là một tội? Cố gắng vượt khó để học tập là một điều đáng khinh, thay vì đáng khen? Ta hãy đọc tiếp xem thế nào:

Huỳnh Kim Sánh năng nổ công tác Đoàn, Hội, đi bộ đội rồi trở thành đảng viên đảng CSVN từ năm 1980. Thời bao cấp, Sánh có chân trong Tỉnh Đoàn Quảng Nam – Đà Nẵng và vào Ban Thường vụ. Bản tính ngang ngược, luôn cho mình hơn người đã sớm loại bỏ Sánh ra khỏi guồng máy công chức.”

Các nhà dân chửi có sinh hoạt cùng cơ quan với ông Sánh không mà biết ông ta “bản tính ngang ngược”? Mà “bản tính ngang ngược” là sao? Giới dân chửi không chỉ bị loại khỏi bộ máy công chức, mà còn bị loại khỏi mọi sinh hoạt chính trị, vậy có phải là “bản tính ngang ngược, luôn cho mình hơn người”? Sao lại giá trị kép, chửi người ta vì người ta giống mình như thế?

Giờ hãy xem bài viết nói gì về vụ ông Vân công kích ông Nguyên Ngọc:

Quay trở lại câu chuyện Hoàng Hải Vân “đấu tố” nhà văn Nguyên Ngọc, anh ta đem quá khứ thời trai trẻ, khi đang là đảng viên phấn đấu của nhà văn Nguyên Ngọc để kết tội ông trong Vụ án Nhân văn giai phẩm và yêu cầu ông “sám hối”.

Ngày 8-9-2022, Hoàng Hải Vân bị bạn đọc, những người yêu mến cụ Nguyên Ngọc và giới trí thức cả ba miền phản ứng gay gắt trước hành vi ngạo mạn, vô học và xúc xiếm của ông ta đối với lão thành cao niên và là một tên tuổi lớn trong văn đàn Việt Nam. Chẳng những không “sám hối”, mà ngược lại Hoàng Hải Vân còn viết tiếp một bài nữa thách đố trên Facebook.

Hoàng Hải Vân gom tất cả những người yêu mến, ủng hộ, kính trọng cụ Nguyên Ngọc (trong đó có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên) vào cái gọi là “fans Nguyên Ngọc”. Chưa hết, Hoàng Hải Vân xếp những người bênh vực cụ Nguyên Ngọc là “dân chủ cuội” và chụp mũ họ “dưới ngọn cờ Nguyên Ngọc”…

Trong vụ Nhân văn – Giai phẩm, ông Nguyên Ngọc đã có hành vi như thế nào, sao bài viết không nói rõ? Nếu giới dân chửi không dám nhìn lại hành vi đó, thì nó có phải là một hành vi đáng xấu hổ không? Nếu nó đáng xấu hổ, thì ông Vân công kích có sai không?

Và nếu ông Nguyên Ngọc “tự chuyển hóa” từ thập niên 80 rồi, thì sao đến năm 2018 ông ta mới ra khỏi Đảng?

Sau cùng, công kích ông Nguyên Ngọc làm việc gì tày trời mà ông Vân phải “sám hối”? Có phải nó là việc “phạm thượng”, như kiểu xúc phạm một ông vua? Thế này thì giới dân chửi theo tư tưởng phong kiến, chứ dân chủ nỗi gì?

Qua vụ việc này cho thấy, những kẻ tự nhận “đấu tranh dân chủ nhân quyền cho Việt Nam” luôn tự giương cao khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận, đòi đa nguyên đa đảng. Tuy nhiên, hành xử của họ lại lột trần bộ mặt thật của họ trần trụi hơn bất cứ bài viết nào, cây bút nào mà họ luôn dán nhãn “dư luận viên” ủng hộ nhà nước.Chỉ vì cây bút Hoàng Hải Vân đăng bài phê phán nhà văn Nguyên Ngọc – một gương mặt lớn tuổi trong giới dân chửi online và thường bị các nhà dân chửi lôi ra làm cờ phướn lại đúng ngày sinh nhật Nguyên Ngọc mà giới dân chửi đang nỗ lực đánh bóng, ca tụng mà dẫn đến ông ta bị cả làng dân chửi xúm vào đấu tố. Thế là từ một người đồng hành với quá nửa giới dân chửi, Hoàng Hải Vân đã bị cho vào “sổ đen”, và bị quy là “bút nô cộng sản”.

Hành xử “bịt miệng” của giới dân chửi với bất kỳ ai, kể cả kẻ “đồng minh” hay trong hàng ngũ của mình là minh chứng rõ nét của cái gọi là “phong trào dân chủ mạng” đang bị những kẻ to mồm thao túng, chi phối, hành xử độc tài, đúng như phản ánh của hai cây viết người Mỹ gốc Việt “Người Việt hải ngoại và nạn kỳ thị, miệt thị nhau vì khác quan điểm” trên BBC và “Vì sao người Việt hải ngoại thất bại trong việc chống cộng?” trên trang Tiếng Dân mới đây. Sau vụ việc này, làng dân chửi không chỉ mất đi đồng minh thân cận là Hoàng Hải Vân mà còn giúp cho cộng đồng mạng mở to mắt nhìn rõ bản chất thật sự của cái gọi là “tự do ngôn luận” của họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *