Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
51168

Hành trình tuần tra của nữ quân nhân Việt Nam tại Nam Sudan Kỳ 2: Những câu chuyện đêm khuya

Trung tá Vũ Thị Kim Oanh (SN 1972) là nữ quan sát viên quân sự thứ 2 của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên Hơp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS). Sang quốc gia châu Phi này từ tháng 9, chỉ trong vòng 4 tháng, Trung tá Vũ Thị Kim Oanh đã được thực hiện hàng loạt chuyến tuần tra ngắn ngày hoặc dài ngày dọc biên giới. Với chị, mỗi chuyến đi đều mang lại những điều thú vị. Chị đã ghi lại nhật ký hành trình của mình về chuyến tuần tra 2 ngày cuối năm từ Yei đến LujuloUdabi.

Trung tá Vũ Thị Kim Oanh tham gia hoạt động cùng người dân địa phương trong chuyến tuần tra dài ngày cuối cùng của năm 2021

 

Dẫu những chuyến tuần tra kiểu này cực khổ trăm bề nhưng chúng lại mang đến những trải nghiệm khó quên đối với những người lính gìn giữ hoà bình của LHQ như tôi. Sau khi ăn tối, mọi người ngồi nói chuyện với trợ lý ngôn ngữ và khám phá thêm rất nhiều điều thú vị về đất nước lục địa đen này. Ví dụ, ở Nam Sudan, sự giàu nghèo được tính bằng đầu gia súc mà người đó sở hữu. Đàn ông muốn cưới được vợ phải đem tới nhà bố mẹ vợ ít nhất 30 con bò. Nhưng đây chỉ là mức trung bình cho những người nghèo. Những người đem 200-300 con bò đi hỏi vợ được coi là người giàu. Họ coi đàn gia súc giá trị hơn cả con người. Nguyên do là vì người Nam Sudan sinh nhiều con, một gia đình có thể có đến 20 người con. Đặc biệt, mọi người dân ở Nam Sudan đều có nhu cầu sử dụng súng đạn để bảo vệ đàn gia súc của minh nên mới có tình trạng người dân sở hữu súng đạn loại tốt còn nhiều hơn cả của chính phủ. Vũ khí ở Nam Sudan từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, kể cả các nước láng giềng như Uganda,  CH Congo.

Hôm sau, đoàn bắt đầu xuất phát đi Lujulo-Odabi từ 6h30. Vừa đi, trợ lý ngôn ngữ vừa phải điện thoại để hỏi đường. Xe của QSVQS thường đi thứ hai trong đoàn nhưng có lúc xe chúng tôi phải vượt lên trước để dẫn đường vì có trợ lý ngôn ngữ ngồi cùng. Nói tới đoạn đường này (từ thị trấn Mugwo đến Lujulo thì đúng là rất ấn tượng. Là tuyến đường mòn nhưng từ lâu con đường này không có xe cơ giới qua lại nên cỏ cây hai bên đường mọc che khuất cả tầm nhìn. Thực sự là cứ đi chứ không biết dưới chân là đường như thế nào, có lao xuống hố hay chồm lên đá cũng chịu. Hôm đó xe dẫn đường đã bị thụt xuống hố và đoàn phải mất cả tiếng để để kéo lên. Có nhiều đám cỏ có dấu tích bị đốt cháy. Trên đường đi có nhiều cánh đồng cỏ mọc cao dày như rừng, thấy thế tôi đã hỏi trợ lý ngôn ngữ và được biết người dân dùng cỏ này để làm nhà. Thời điểm này là mùa cỏ rất tốt và đẹp để làm nhà nên đã có nhiều người Nam Sudan đi tị nạn (khi trong nước có xung đột) ở các nước láng giềng trở về để xây dựng nhà. Điều này lại cũng đang gia tăng nguy cơ thiếu thốn lương thực, thực phẩm và tiềm ẩn nguy cơ xung đột cộng đồng ở các vùng biên giới của Nam Sudan. Nó cũng đồng nghĩa với việc cần gia tăng các hoạt động viện trợ nhân đạo và tuần tra biên giới của các lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tới các khu vực này. Chúng tôi đã qua rất nhiều chốt kiểm soát, tiếp xúc với các nhân vật chủ chốt của các làng, của lực lượng phòng vệ Nam Sudan và được nghe nhiều câu chuyện thú vị từ họ.

Một điều cần nói thêm là để qua các chốt kiểm soát, cần phải có lệ phí nên đội hộ tống nào khi đến chốt đều tặng một thùng quà đã được chuẩn bị trước khi đi tuần. Điều này giúp cho việc tăng cường mối quan hệ giữa lực lượng phòng vệ và nhân dân địa phương với các lực lượng thuộc UNMISS. Chiều đó, chúng tôi an toà về căn cứ đã là 15h. Với tôi, chuyến tuần tra tới nhiều địa điểm mới trên biên giới Nam Sudan lần nay tuy mệt nhưng đem lại nhiều thông tin bổ ích và để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *