Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30321

BPSOS và Luật khoa Tạp chí tận dụng ngọn cờ “tự do tôn giáo” của Donald Trump

Từ tháng 06 đến đầu tháng 08/2020, đã có 3 diễn biến liên tiếp cho thấy Chính phủ Mỹ, cùng các nhóm chống Việt Nam được họ bảo trợ, đang tăng cường khai thác vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, lợi dụng việc Donald Trump ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế hôm 02/06 để hướng đến VN

Ngày 02/06/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế, phân công Bộ Ngoại giao Mỹ tham khảo ý kiến của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), trong vòng 180 ngày phải phát triển một kế hoạch ưu tiên tự do tôn giáo cho chính sách đối ngoại và tài trợ nước ngoài.

Tại buổi Hội luận trực tuyến về “Ngày Vận động cho Việt Nam 2020” (do BPSOS tổ chức), Đại sứ Lưu động Đặc trách Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback nói với VOA rằng sắc lệnh này có 4 điểm mới như sau:

(1) Chính quyền Trump, “hơn bất cứ chính quyền nào trước đây”, “đang tập trung vào chủ đề tự do tôn giáo và rất cương quyết trong việc giảm đàn áp tôn giáo”.

(2) Sắc lệnh này “là sắc lệnh đầu tiên” “nói rằng tất cả bộ máy thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ phải giải quyết các vấn đề về tự do tôn giáo và đàn áp tôn giáo”. “Trước đây vấn đề tôn giáo chỉ được nêu ở Bộ Ngoại giao Mỹ và USAID”, còn bây giờ “các bộ máy đều vào cuộc, từ Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại… đến Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)”, “các cơ quan chính phủ đều phải phát triển danh mục ưu tiên vì tự do tôn giáo”.

(3) “Quá trình xếp loại đang diễn ra”, “vấn đề đàn áp tôn giáo của Việt Nam đang được xem xét một cách tích cực tại Bộ Ngoại giao Mỹ”, và Việt Nam đang “rất gần với” danh sách CPC.

(4) Các quan chức Việt Nam được xem là xâm phạm quyền tự do tôn giáo có thể sẽ bị áp dụng “các chế tài như cho Trung Quốc” – như cấm nhập cảnh vào Mỹ (đối với cả người vi phạm lẫn gia đình), đóng băng các tài sản mà họ sở hữu ở Mỹ…

Cũng trong tháng 06/2020, Mỹ đã công bố “Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2019”.

Việc Donald Trump ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế có thể xuất phát từ một lý do thực tiễn, rằng Trump muốn được các cử tri theo tôn giáo (VD: Công giáo, Tin lành, Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng…) ủng hộ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Do kỳ hạn để USAID chuẩn bị kế hoạch là 6 tháng, sắc lệnh này sẽ chủ yếu được thực hiện từ nhiệm kỳ Tổng thống sau, và sẽ không phát huy một cách đầy đủ nếu Trump không tái đắc cử.

Thứ hai, phát động “Ngày vận động cho Việt Nam 2020”, diễn ra trong 2 tuần từ 31/07 đến 14/08, dành nhiều đất cho vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam

Điều này thể hiện qua 3 chi tiết:

(1) Ngoài các nghị sĩ ở 2 viện của Mỹ, “Ngày Vận động” có sự tham gia của một loạt các nhân sự phụ trách tự do tôn giáo trong chính quyền Mỹ – như Đại sứ Lưu động Đặc trách Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback, Uỷ viên kiêm Phó Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) Anurima Bhargava, Uỷ Viên USCIRF James Carr. Bên cạnh đó, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo Tín ngưỡng Ahmed Shaheed cũng tham dự.

(2)  VOA mô tả “Ngày Vận động” như “một nỗ lực gây chú ý về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam”. Ở đây, vấn đề tự do tôn giáo được tách ra khỏi nhân quyền, để thể hiện sự nhấn mạnh.

(3) bài viết của VOA để tường thuật buổi hội luận mở đầu “Ngày Vận động” chỉ được minh họa bằng ảnh chụp 2 người – là Phó Chủ tịch USCIRF Anurima Bhargava và Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Cả 2 đều là nhân vật liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo.

 

Thứ ba, việc Luật khoa Tạp chí mở cơ sở dữ liệu về tự do tôn giáo ở Việt Nam, mời cộng tác viên viết bài cho mục Tôn giáo

Giữa tháng 06/2020, không lâu sau khi chính quyền Trump ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế và công bố “Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2019”, trên Luật khoa Tạp chí xuất hiện bút danh Thái Thanh, liên tục viết bài về vấn đề tự do tôn giáo:

Ngày 17/07/2020, tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV), tức pháp nhân ở Mỹ của Luật khoa Tạp chí, đã “ra mắt cơ sở dữ liệu về tự do tôn giáo tại Việt Nam”, có thể truy cập qua địa chỉ www.liv.ngo/data. Người viết bài thông báo sự kiện này là Thái Thanh.

Ngày 31/07/2020 (tức thời điểm Đại sứ Lưu động Đặc trách Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback phát biểu tại cuộc hội luận mở đầu “Ngày vận động cho Việt Nam 2020”), Luật khoa Tạp chí đăng một lời kêu gọi cộng tác viên viết bài cho chuyên mục Tôn giáo. Bài kêu gọi này cũng do Thái Thanh viết.

Chủ đề, tiêu chuẩn và nhuận bút của chuyên mục này được họ thông báo như sau:

Như vậy, trong thời gian tới, vấn đề tự do tôn giáo sẽ gia tăng tỉ trọng trong các hoạt động vận động quốc tế của các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. BPSOS và Luật khoa Tạp chí có thể giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vận động đó.

Công dân Việt Nam có quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, đó không phải là quyền lợi dụng tôn giáo để kích động chính trị, nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Còn nhớ sau sự cố Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển, khiến cá chết hồi năm 2016, nhiều linh mục thuộc Giáo phận Vinh, do ông Nguyễn Thái Hợp cai quản, đã nhận tiền của đảng Việt Tân để tổ chức các cuộc biểu tình, bạo động, trong ý đồ phát động “Cách mạng Cá” nhằm lật đổ chế độ. Trong khi đó, linh mục Nguyễn Duy Tân, người từng nhiều lần kêu gọi biểu tình chống chế độ, thì ủng hộ tổ chức khủng bố của Đào Minh Quân, một nhóm từng tiến hành nhiều cuộc đánh bom ở trong nước. Có nên xếp những cá nhân và vụ việc vừa nêu vào danh sách “bị đàn áp vì tự do tôn giáo” hay không? Tiền của Việt Tân và bom của Đào Minh Quân có mang lại ảnh hưởng tốt cho đời sống tu hành? Đây là những điều mà BPSOS và Luật khoa Tạp chí nên tự hỏi, trước khi làm chân bán lẻ trong một cuộc buôn nhân quyền sẽ giúp Trump thu được thêm phiếu.

Bút danh: Duy Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *