Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
51169

Quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại và lợi ích nhân dân hai nước

 

Ngày 10/9/2023, trong chuyến thăm chính thức tới việt Nam của Tổng thống Joe Biden, Việt Nam – Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố, ký kết Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, trong đó đã nhấn mạnh các nguyên tắc nền tảng định hướng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, gồm tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đồng thời, tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân hai nước, tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, hỗ trợ chính sách thương mại, kinh tế và các biện pháp theo quy định, cùng nhau giải quyết các vấn đề như rào cản tiếp cận thị trường, củng cố hệ thống thương mại đa phương không phân biệt đối xử và dựa trên luật lệ…. Ấy thế nhưng ngày 02/8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn quyết định tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, quy kết Nhà nước vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tệ nạn tham nhũng.

Có thể khẳng định ngay rằng, quyết định này đi ngược với các nội dung ký kết Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam-Hoa Kỳ và lập trường “tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”, trực tiếp gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân hai nước và tiếp tay cho các thế lực chống Việt Nam cực đoan.

Ngay lập tức, tổ chức phản động chống Việt Nam cực đoan lên tiếng khoe khoang rằng, đó là “thành quả về các hoạt động vận động, lên tiếng, thúc giục, kêu gọi các tổ chức, cá nhân có tiếng nói gây sức ép lên chính quyền Mỹ” từ chối công nhận quy chế nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đặc biệt Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA tiếng Việt) tiếp sức và rêu rao rằng “Hàng chục nhà lập pháp Mỹ trong những lần khác nhau đã gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo để yêu cầu bộ này không cấp quy chế thị trường cho Việt Nam”. Còn BBC Tiếng Việt thì vu cáo “Nguyên nhân Mỹ từ chối nâng cấp Việt Nam lên nền kinh tế thị trường do nhà nước Việt Nam vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tệ nạn tham nhũng”. Tổ chức khủng bố Việt Tân bôi nhọ rằng, “cứ như thế này thì dân tộc Việt Nam làm sao ngóc đầu nổi”; đồng thời tổ chức livestream dạng “hội luận” với thành phần tham gia được gắn cái mác như chuyên gia, luật sư, tiến sĩ… nhằm bôi đen, đả phá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổ xúy việc Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam; hả hê, xuyên tạc “độc tài thì làm gì có cơ chế kinh tế thị trường”, “muốn có kinh tế thị trường phải đa nguyên, đa đảng”… Thực chất những luận điệu trên nhằm đòi Việt Nam phải có sự chuyển hướng, thay đổi thể chế chính trị, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển sang đa nguyên, đa đảng thì mới có thể được Mỹ công nhận và phát triển kinh tế thị trường.

Ai cùng biết, bản chất kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường; là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Nhận thức rõ điều đó, Việt Nam đã xác định “xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đến nay, nền kinh tế thị trường Việt Nam đã thực sự là “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,…” theo các chuẩn mực quốc tế, được 73 quốc gia công nhận, trong đó có: Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh,… Việt Nam cũng đã tham gia 16 FTA song phương và đa phương với hơn 60 đối tác thương mại trên thế giới.. Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm; quy mô GDP đạt khoảng 430 tỷ đôla Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới; GDP bình quân đầu người khoảng 4.300 đôla Mỹ,… Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch tăng bình quân trên 10%/năm, nằm ở tốp 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Với môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Một số sản phẩm của Việt Nam bước đầu khẳng định thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam xếp thứ thứ 22 về trình độ phát triển của thị trường, …. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. IMF đánh giá nền kinh tế thị trường của Việt Nam “trở thành nền kinh tế thị trường mới nổi,…”. WB ghi nhận, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam đạt nhiều thành tựu, trở thành một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.

Thật đáng tiếc, tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ đã làm tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân hai nước, trực tiếp trong đó có quyền lợi của người dân Mỹ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *