Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25542

VOA lại dùng trò đánh tráo khái niệm  xuyên tạc quan tham “nộp tiền sẽ thoát tội”

 

Đánh tráo khái niệm, “biến không thành có”, “biến thiện thành ác”, xâu chuỗi những hiện tượng đơn lẻ để vu khống thành bản chất…dựa trên nguyên lý xuyên tạc, bịa đặt được “tuyên truyền lặp đi, lặp lại hàng nghìn lần thì sẽ trở thành sự thật”. VOA mới đây đăng loạt bài với tiêu đề rất xỏ xiên: “Thu tiền ‘khắc phục’ và hệ thống vô phương ‘khắc phục’” khai thác ý kiến đề xuất cá nhân của một số ĐBQH về việc  “cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục” để công kích họ là “xem hiến pháp và pháp luật như giấy lộn”, bằng so sánh lươn lẹo kiểu: “tại sao cá nhân trộm cắp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản,… của người khác phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự nhưng tham quan, ô lại và doanh nhân hối mại quyền thế chỉ cần tự nguyện khai báo sẽ được tha bổng”, rồi đánh đồng ý kiến cá nhân thành quan điểm của hệ thống chính trị, xuyên tạc công cuộc chống tham nhũng tiêu cực, quy chụp vô lối rằng “Thả bổng những cá nhân câu kết với nhau xâm phạm công sản nếu cá nhân đó “tự giác khai báo” có khác gì công nhiên chà đạp Hiến pháp”.

Phải khẳng định ngay rằng pháp luật Việt Nam không hề quy định: nộp tiền thì được xóa tội. Đó là cách suy diễn theo kiểu đánh tráo khái niệm, xâu chuỗi ý kiến cá nhân một cách phiến diện rất bỉ ổi của VOA và đám viết thuê, chửi bậy kiểu này.

Theo các chuyên gia về luật pháp, người phạm tội chủ động nộp lại tiền, tài sản để khắc phục hậu quả sẽ được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử theo điểm b khoản 1 điều 51 bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng còn có thể xem xét thêm một tình tiết giảm nhẹ là “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” theo điểm s khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự. Như vậy, với việc chủ động bồi thường khắc phục hậu quả, người phạm tội có thể được hưởng hai tình tiết giảm nhẹ tại điều 51 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, tình tiết khắc phục hậu quả một phần hay toàn bộ còn được áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt theo điều 5 Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, tức là được xem xét xử dưới khung hình phạt hoặc xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại điều 59 Bộ luật Hình sự. Có thể nói rằng, việc các cá nhân sai phạm nộp ngay tiền khắc phục hậu quả được đánh giá là tín hiệu tốt trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đảm bảo thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát.

Theo thống kê chưa đầy đủ, thì số tiền thu hồi trong các vụ án lớn:  Vụ Việt Á (tính đến cuối năm 2023): Tổng tài sản thu hồi khoảng 1.400 tỉ đồng; Vụ chuyến bay giải cứu (tính đến tháng 7/2023): Các bị cáo nộp lại 120 tỉ đồng và 1,5 triệu USD; Vụ Vạn Thịnh Phát (tính đến tháng 12/2023): các bị can đã nộp khắc phục hàng ngàn tỉ đồng.

Như vậy có thể thấy,  việc thực thi các quy định của pháp luật đã tạo ra tính răn đe cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bị can, bị cáo. Chính sự nghiêm túc, nghiêm khắc của pháp luật với trường hợp ngoan cố, không chịu khắc phục nhưng lại khoan hồng, nhân văn, nhân đạo với những người ăn năn, hối cải, chủ động, tích cực khắc phục hậu quả đã giúp họ nhận thức được và động viên gia đình, người thân khắc phục hậu quả cùng bị cáo. Cùng với đó, việc thu hồi được các tài sản này sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, chấm dứt hành vi tham nhũng, thu hồi nguồn tiền thất thoát để phục vụ cộng đồng, phát triển đất nước.

Thực tiễn xảy ra khi điều tra các vụ án tham ô, tham nhũng lớn khi cơ quan điều tra chỉ ra được những chứng cứ đầy đủ, xác đáng, đanh thép khiến các đối tượng tham nhũng phải “can tâm khuất phục”, thừa nhận hành vi phạm tội và chủ động khai báo, khắc phục hậu quả. Cùng với đó, đối với các hành vi tham ô, tham nhũng khi đưa ra truy tố cần đề nghị ở mức án cao nhất, thậm chí kịch khung của tội đó. Việc xét xử cũng cần rất nghiêm minh, nếu không khắc phục hậu quả hay khắc phục quá ít so với số tiền trục lợi, gây thất thoát, tham ô, tham nhũng thì xem xét tuyên mức án cao nhất ở khung đó. Khi đó những người này mới biết sợ, chủ động động viên gia đình khắc phục hậu quả. Ngoài ra, bên cạnh việc xử phạt tù về mặt hình sự, trong thời gian tới cần xem xét xử phạt nặng hơn bằng tiền với người phạm tội tham ô, tham nhũng, kinh tế. Bởi các hành vi này đã gây ảnh hưởng đến thị trường, xã hội, người dân và các cơ quan phải tốn rất nhiều công sức để phát hiện, xử lý. Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan đến kiểm soát quyền lực cũng như kiểm soát thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức, nhất là người lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị.

Thực tế diễn ra với những vụ đại án như Chuyến bay giải cứu, Vụ AIC, vụ Vạn Thịnh Phát, đại án kit test Việt Á… khắc phục hậu quả có làm cũng chỉ giúp một phần nào để được hưởng sự khoan hồng, nhân văn của chính sách pháp luật hình sự chứ không thể gột rửa được tội lỗi gây ra và vẫn sẽ có những bản án nghiêm minh vơi những đối tượng vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng.

Như vậy là đã rõ, những luận điệu kiểu “nộp tiền sẽ thoát tội” là hoàn toàn phi lý và cố tình bẻ cong sự thật. Đó chỉ là cách đánh tráo khái niệm của những kẻ cơ hội chính trị nhằm kích động gây sự chia rẽ và chống phá mà thôi. Nhân danh truyền thông khách quan, tự dom độc lập thực ra chỉ là bánh vẽ, VOA tự lột mặt nạ khi sử dụng ngôn từ lươn lẹo, đánh tráo bản chất nhằm lòe bịp, chống phá cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang được thực hiện quyết liệt, hiệu quả của Đảng, Nhà nước ta

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *