Việc Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho ra đời cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” đúc rút một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, đưa ra quan điểm, phương châm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, nhằm vận động, tranh thủ sự ủng hộ, chia sẻ của dân chúng và cả hệ thống chính trị với cuộc chiến này, có thể xem như là việc bình thường, hiển nhiên của mỗi nguyên thủ. Ấy thế nhưng nhiều trang mạng chống phá Nhà nước đang ra sức xuyên tạc, như: “người thuộc loại trùm tham nhũng nhưng ra mắt sách chống tham nhũng.” “viết sách để tự ca ngợi bản thân” của trang Việt tân; hay như “Sau chiến tích hạ gục đồng chí, ông Trọng cho in thành sách” của Thoibao.de…
Bình luận về trò hề mới này, cây bút Phạm Tùng Giang cho rằng:
Thứ nhất, cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự kết hợp với những gì từ chính thực tiễn, cho thấy sự nhất quán giữa nói và làm; sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ; sự thống nhất giữa suy nghĩ, trăn trở nhiều năm và sự quyết tâm, quyết liệt trong hành động đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đây là nỗ lực của cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư đứng đầu kiên trì, kiên định nhiều năm qua đúc kết mà thành, không phải chỉ là lý luận suông , càng không phải là sự ca ngợi bản thân hay quảng bá “chiến tích hạ gục đồng chí”.
Thứ hai, thực tế cho thấy trong những năm qua, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng chỉ đạo làm rất quyết liệt, bài bản, triệt để, chứ không phải làm để lấy lệ, làm cho có. Đã có không ít những cán bộ chủ chốt cấp cao ở các bộ,, ngành Trung ương, địa phương, kể cả Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị khi đã sai phạm đều phải chịu hình thức xử lý kỷ luật, thậm chí không ít người bị truy tố trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên sai phạm không phải là ý chí chủ quan của cá nhân ông Trọng muốn hay không mà là quy định của Đảng, của hiến pháp và pháp luật. Bất cứ ai, dù cương vị nào, làm gì, ở đâu nếu sai phạm thì đều bị xử lý theo quy định. Như vậy, đấu tranh phòng chống tham nhũng không chỉ dừng lại ở lý luận suông mà đã thực sự là những hành động thực tiễn. Chính vì thực tế, thực chất, thực tâm nên công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, nhất là sự kiên trì, quyết tâm, công sức của người đứng đầu là Tổng Bí thư những năm qua đã nhận được sự đồng lòng, ủng hộ và tin tưởng của các tầng lớp nhân dân. Vậy nên dù những kẻ nhân danh đấu tranh dân chủ, nhân quyền ra sức công kích, xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng, gán ghép, bôi nhọ người thủ lĩnh cuộc chiến là Tổng Bí thư là “trùm tham nhũng”, là “thanh trừng phe nhóm” nhằm phủ nhận ý nghĩa, giá trị, thành quả của cuộc chiến này, chia rẽ dân với Đảng, đều vô dụng, càng khiến người dân nhận ra bản chất phá hoại, chỉ thích phá vì hận thù chứ không vì lợi ích của dân tộc, đất nước.
Thứ ba, nói về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù với cương vị là người đứng đầu cao nhất nhưng có thể thấy ông sống gần gũi, giản dị; không phô trương, ồn ào. Gia đình, con cái không có ai làm ông nọ bà kia. Như vậy chẳng có lí do gì để ông phải mưu cầu vun vén, tư lợi cho bản thân, gia đình. Vậy thì làm sao có thể nói ông là “trùm tham nhũng”???
Còn nữa, hầu như bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước, trong và sau khi đắc cử đều viết sách truyền bá, vận động, quảng bá bản thân và thành tựu đóng góp của mình cho nước Mỹ, chiếu theo góc nhìn, tư duy này, phải chăng họ đều “ca ngợi” bản thân?
Thay vì dán nhãn, xuyên tạc, gán ghép vô cớ, lố bịch, tự phơi bày sự đố kị, hằn thù, đám phản động như Việt tân, Thoibao,de nên đọc cuốn sách xem lập luận có thuyết phục không, có hiệu quả thực tế hay không, thì chí ít dư luận còn thấy họ là đám người chống phá có lí trí chứ không phải đám người cuồng ngôn, vô trí, thích nói sảng như vậy.