Dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 là cơ hội cho cơ quan truyền thông chống Nhà nước Việt Nam xuyên tạc, bôi lem lịch sử nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và nền tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Năm nay, RFA đăng lại bài xuyên tạc tương tự như bài:“Những nhân sĩ trí thức theo đảng cộng sản sau cách mạng tháng Tám”, trích dẫn lời kể của kẻ phản bội Tổ quốc và cha ông mình là Bùi Tín làm bằng chứng phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc dẫn dắt xây dựng Đảng, giai cấp và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam.
Vạch trần luận điệu trong bài viết này, blogger Khuất Duy Khang cho rằng;
Những nội dung Bùi Tín kể về cha đẻ của ông – người yêu nước Bùi Bằng Đoàn được Chù tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Ban cố vấn cho Chủ tịch nước là đúng, nhưng những gì ông ta suy diễn về trí thức theo Bác Hồ qua lời của cụ Bùi Bằng Đoàn thì chỉ có ông ta là “nhân chứng”. Nhưng có điều rõ ràng rằng, do tham vọng chính trị quá lớn, dù đang giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân, Bùi Tín cho rằng Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc rối loạn thì Việt Nam trước sau cũng sẽ tan rã, thế là Bùi Tín đã nhảy sang phía đối lập, chờ thời cơ quay lại làm lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa tư bản. Tháng 9 năm 1990 trong chuyến công tác sang Pháp, Bùi Tín đã “quay xe trở cờ” bỏ cả gia đình, dòng họ, mồ mả tổ tiên để xin tỵ nạn chính trị tại Pháp với mục tiêu “Đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”. Từ đây Bùi Tín đã trở thành một kẻ phản động, điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam, bịa đặt, xuyên tạc, bôi xấu, hạ thấp uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa, chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam để kiếm vài đồng đôla dơ bẩn kiếm sống và lưu vong xứ người. Với nhân dân Việt Nam, Bùi Tín là một kẻ phản bội, vong nô, bán nước, cầu vinh. Những năm cuối đời của gã sống trong cô đơn, giá lạnh, nghèo khổ ở Pháp bị chính những kẻ mà hắn từng tôn thờ ở xứ người ghẻ lạnh.
Nhân sĩ và trí thức, những hiền tài của quốc gia để chỉ những người có trình độ học vấn cao, đóng góp nhiều công sức cho công cuộc kiến thiết đất nước. Họ là những người lao động trí óc nhằm mục đích sáng tạo trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế và trong quản lý, lãnh đạo. Việc RFA trích dẫn giọng điệu của Bùi Tín, cố tình “lật sử” nhiều dữ liệu, chẳng hạn như:
Thứ nhất, RFA viết: “Trước Cách mạng tháng Tám, về mặt chính thức đảng cộng sản đã tự giải tán, biến thành đảng Lao động Việt Nam” và hàm hồ cho rằng:“Sau cái gọi là khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh theo cái mẫu cộng sản, thì cả xã hội người ta rất e ngại với những khẩu hiệu quá đáng, chuyên môn đi ám sát, nêu khẩu hiệu là đánh trí phú địa hào, đánh tận gốc trốc tận rễ, có khi giết cả con cả cháu nữa”. Thực chất không phải như vậy, ngày 11/11/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự ý giải tán” nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Đây là một quyết định táo bạo, khôn khéo và cần thiết của cách mạng Việt Nam tại thời điểm đó để bảo vệ hệ thống tổ chức đảng, tránh mũi nhọn chống phá, khủng bố của kẻ thù. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (từ ngày 11 đến 19/2/1951) Đảng ra hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam. Lúc này đã có 766.000 đảng viên, tăng gấp 153 lần so với thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã luôn chú trọng, quan tâm đến đội ngũ nhân sĩ, trí thức của đất nước. Bằng uy tín, lòng yêu nước chân chính, tấm gương đạo đức trong sáng, giản dị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lôi cuốn, hấp dẫn và cảm hóa các tầng lớp trí thức, nhân sĩ yêu nước khắp mọi miền tham gia cách mạng từ những năm đầu tiền khởi khởi nghĩa như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai…đến những chí sĩ, quan lại triều đình Huế như Trần Trọng Kim, Phan kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe.. các chức sắc tôn giáo như Phạm Bá Trực, Nguyễn Mạnh Hà, Cao Triều Phát, các thủ lĩnh đồng bào các dân tộc như Vi Văn Định, Vương Chí Sình…đồng thời tha thiết mời họ tham gia kháng chiến, kiến quốc. Hàng loạt nhân sĩ, trí thức hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự nguyện rời bỏ địa vị cao sang, cuộc sống sung túc, đóng góp trí tuệ và tài sản cá nhân cho sự nghiệp chung của cách mạng.
Tuy nhiên việc RFA trích dẫn câu văn của Bùi Tín:“…Những nhân sĩ trí thức này cũng không hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản cũng như đảng cộng sản do ông Hồ Chí Minh thành lập” không khách quan, nếu nhìn ngay vào danh sách hành loạt trí thức theo Bác nên trên, thậm chí Bùi Tín còn vu cáo Hồ Chí Minh lừa dối các nhân sĩ, trí thức mà cụ thể là cụ Bùi Bằng Đoàn là hoàn toàn xuyên tạc lịch sử, cố tình bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ, là xúc phạm nhân cách, đạo đức Hồ Chí Minh, “ cha tôi bị ông Hồ Chí Minh lừa dối”.
Việc RFA trích dẫn lời nói của kẻ chuyên “lật sử” Bùi Tínđể cho rằng: “Các tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam, ẩn danh trong vỏ bọc đảng Lao Động lúc đó đều mang tên là Cứu Quốc”. Thực tế thì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII tại Pác Bó, Cao Bằng tháng 5 năm 1941 đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là đánh Pháp, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) đổi tên các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trước đây thành các hội cứu quốc như Nông dân Cứu quốc, Công nhân Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Tự vệ Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc, Phụ lão Cứu quốc… Đó chính là bài học đại đoàn kết toàn dân. Cái thâm độc của Kính Hòa RFA nhấn mạnh khái niệm “khoảng trống quyền lực” của Bùi Tín nhằm hạ thấp, phủ nhận giá trị, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Kính Hòa RFA trích dẫn và có vẻ tâm đắc câu nói của Bùi Tín: “khoảng trống quyền lực đó đã tạo điều kiện cho Mặt trận Việt Minh do đảng cộng sản bí mật lãnh đạo, khôn khéo lợi dụng, và cướp chính quyền”. Tuy nhiên thực tế lịch sử là Nhật đảo chính Pháp toàn cõi Đông Dương đêm hôm 9/3/1945, dựng lên và bảo hộ cho đế quốc Việt Nam ra đời do Bảo Đại làm Vua bù nhìn, Trần Trọng Kim làm Thủ tướng, không có nội các (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945). Nếu có “Khoảng trống quyền lực” thì ai bắt nông dân “nhổ lúa trồng đay” dẫn đến nạn đói 1945 làm cho hơn hai triệu dân chết đói?
Những kẻ chuyên bày trò “lật sử” như Bùi Tín và Kính Hòa RFA cần nhớ rằng, Cách mạng tháng Tám là cuộc Tổng khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản, buộc bàn giao chính quyền từ Trung ương đến các địa phương, buộc Bảo Đại phải thoái vị. Cách mạng tháng Tám đánh đổ thực dân, phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để có được thành công vĩ đại trên là cả một quá trình vô cùng gian khổ, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thể hiện nhãn quan chính trị thiên tài và bài học chớp thời cơ và vận dụng tài tình thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đừng có viện dẫn những thông tin vô căn cứ, xuyên tạc láo xược của kẻ chuyên bày trò “lật sử” Bùi Tín nữa!