Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14205

Gửi con em đi học nước ngoài là xa rời Mác – Lê?

Từ lâu, bản chất “Nói một đằng làm một nẻo” trở thành thói quen hành xử của những kẻ chống phá Việt Nam. Một mặt họ khăng khăng đòi Việt Nam phải “thân Mỹ thoát Trung” nhưng khi Việt Nam thúc đẩy, nâng cấp quan hệ với Mỹ thì họ vận động ngăn cản, phả hoại, công kích đủ trò. Khôi hài nhất là việc con em cán bộ, đảng viên đi du học cũng bị họ dè bỉu thành: “Không gì ghê tởm bằng những loại cán bộ cho con đi du học, ăn chơi ở các quốc gia tư bản. Nhưng miệng luôn giáo huấn kiên định với Mác – Lê”.

Bình luận về thói quen hành xử “nói một đằng làm một nẻo” này, blogger Nguyễn Văn cho rằng:

Trước hết, chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị mà sản xuất và phân phối của cải được thực hiện dựa trên nguyên tắc của sự công bằng và sự đồng thuận. Việt Nam đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa dựa trên lý luận khoa học của chủ nghĩa xã hội, nhưng được Việt Nam hóa để phù hợp với thực tiễn của đất nước. Điều này bao gồm việc xây dựng một xã hội công bằng, phát triển kinh tế, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.Việc một số lãnh đạo lại cho con đi học các nước tư bản chủ nghĩa bị quy chụp là xa rời lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, “Nói một đằng làm một nẻo” là hồ đô, vô lý. Không ai đánh giá cán bộ, lãnh đạo dựa trên việc con cái của họ học tại các nước tư bản chủ nghĩa. Bởi mỗi người có quyền tự do học hỏi và khám phá kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.

Thêm nữa, việc cho con đi học tại các nước tư bản chủ nghĩa còn có thể giúp những lưu học sinh này được tiếp xúc với nhiều phong cách tư duy, phương pháp học tập và kiến thức đa dạng. Điều này không chỉ giúp mở rộng tầm hiểu biết, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về sự đa dạng của thế giới. Việc học tập tại các nước khác có thể giúp con cái hiểu rõ hơn về thực tế của kinh tế thị trường và hệ thống tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó, họ có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế và tìm ra cách phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, việc kết hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau có thể tạo ra sự đa dạng và phong phú. Học tập tại các nước tư bản chủ nghĩa có thể giúp con cái có tầm nhìn toàn cầu và hiểu rõ hơn về các vấn đề toàn cầu. Điều này có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam khi chính những người đi học này về phục vụ đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, một số lãnh đạo có thể cho rằng việc tìm hiểu và nắm bắt các nguyên tắc quản lý và phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa có thể hữu ích trong việc định hình chính sách và phát triển của quốc gia.

Vì thế, một số lãnh đạo có thể cho rằng việc gửi con đi học ở các nước tư bản chủ nghĩa có thể mang lại cơ hội học hỏi và trải nghiệm mới mẻ, bao gồm cả việc tiếp cận với kiến thức và công nghệ tiên tiến. Bởi các nước tư bản chủ nghĩa thường là những nước có trình độ phát triển cao, nhất là về khoa học, công nghệ. Nên việc học tập tiếp thu tinh hoa của các nền giáo dục khác nhau làm phong phú cho sự hiểu biết, trình độ phát triển của đất nước là rất cần thiết. Chúng ta phê phán về mặt xã hội của chủ nghĩa tư bản, chứ không phê phán toàn bộ chủ nghĩa tư bản. Về mặt lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có sự phát triển cao, là nước đi sau học hỏi kinh nghiệm của các nước này để phát triển đất nước chẳng nhẽ lại không cần thiết sao?

Thực tế cũng chứng tỏ rằng, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh phải mất mấy chục năm học hỏi các nước tư bản, nhưng chính Người là người truyền bá lý luận Mác – Lênin về đất nước.

Ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo tối cao Đảng Lao động Triều Tiên và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ,… là người từng học ở nước tư bản, nhưng gia đình ông có xa rời lý luận Mác – Lênin đâu! Trái lại, gia đình ông ấy lại rất kiên định lý luận chủ nghĩa này.

Ở nước ta đã có rất nhiều người du học ở các nước tư bản về phục vụ đất nước, trong số đó, có những người đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, nhưng rất kiên định lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin. Hiện nay, có rất nhiều du học sinh Việt Nam ở các nước tư bản phát triển, họ là lực lượng lao động có trình độ cao sau này của đất nước, nhưng vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, một số lãnh đạo cho con đi học các nước tư bản, nhưng luôn “giáo huấn kiên định với Mác – Lê” là không có gì mâu thuẫn cả, họ không phải là người “Nói một đằng làm một nẻo” như có người phê phán mà kẻ “nói một đằng làm một nẻo” chính là thành phần ra rả đòi Việt Nam phải học theo các nước tư bản nhưng lại tìm đủ mọi cách để vận động các quốc gia đó tẩy chay, cô lập, chống phá Việt Nam cho thỏa mãn sự cay cú, cực đoan, hận thù cá nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *