Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
8122

Vai trò của công đoàn trong giám sát và phản biện xã hội qua hiệu quả 10 năm thực hiện Quyết định 217

Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội là một nền tảng quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt là công đoàn, thực hiện chức năng giám sát và phản biện nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Sau 10 năm triển khai, các cấp công đoàn đã làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, tổ chức được nhiều hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần quan trọng thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, phát hiện các bất cập và đề xuất sửa đổi nhiều chính sách, pháp luật.

Một số điểm nổi bật sau 10 năm thực hiện có thể kể đến: Hệ thống công đoàn đã ban hành gần 16.000 văn bản hướng dẫn và tổ chức hàng nghìn cuộc giám sát, phản biện xã hội, thu hút hàng triệu người lao động tham gia. Các hoạt động giám sát tập trung vào những nội dung cốt lõi như tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, và thiết chế văn hóa cho công nhân. Từ kết quả giám sát, công đoàn đã phát hiện nhiều bất cập, đề xuất sửa đổi chính sách phù hợp hơn với nhu cầu của người lao động, từ đó chủ động tham gia xây dựng các chương trình phối hợp chính quyền các cấp trong giám sát thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hằng năm, trong đó chú trọng chính sách tạo việc làm, bảo đảm việc làm, đào tạo nghề, đào tạo lại nâng cao trình độ cho người lao động. Ngoài, các tổ chức công đoàn cơ sở tham gia vào hội đồng xét duyệt nhà ở, khảo sát tình hình, nhu cầu nhà ở của công nhân lao động, qua đó đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong thực hiện các chủ trương, chính sách về các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng xã hội; thực hiện các thiết chế văn hóa cho người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Quá trình phối hợp các ngành chức năng giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp, nếu có vi phạm, tổ chức công đoàn kiến nghị đoàn lập biên bản, yêu cầu doanh nghiệp khắc phục vi phạm, thực hiện đúng quy định của pháp luật….

Tuy nhiên công tác này còn một số hạn chế, như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai giám sát, phản biện xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số doanh nghiệp, đặc biệt trong khu vực ngoài nhà nước, chưa nghiêm túc thực hiện do nhận thức hạn chế của lãnh đạo. Kinh phí và nguồn lực để triển khai giám sát chưa được đảm bảo tại một số địa phương…

Giờ đây, bất công đoàn viên nào đều thấy rõ tầm quan trọng của công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người lao động thông qua giám sát và phản biện, như:

  1. Vai trò đại diện: Công đoàn là tổ chức duy nhất có chức năng đại diện cho người lao động, đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe trong các vấn đề pháp lý, kinh tế, và xã hội.
  2. Giám sát thực hiện chính sách: Công đoàn giúp kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp, đảm bảo các quyền cơ bản như tiền lương, an toàn lao động, và bảo hiểm xã hội được thực thi.
  3. Phản biện xã hội: Công đoàn đưa ra các ý kiến phản biện nhằm cải thiện chính sách, thúc đẩy việc ban hành các quy định pháp luật tiến bộ, phù hợp với thực tế.
  4. Tăng cường mối quan hệ lao động: Hoạt động giám sát, phản biện của công đoàn không chỉ bảo vệ người lao động mà còn tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc ổn định, hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp.

10 năm triển khai Nghị quyết 217, phát hiện, tổng hợp kinh nghiệm và mô hình giám sát, phản biện hiệu quả từ các địa phương, như mô hình liên kết đa ngành tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó công đoàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở ngành và doanh nghiệp để tổ chức giám sát, tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, giải quyết nhanh các khiếu nại của công nhân. Mô hình đối thoại định kỳ tại Bắc Ninh, trong đó tổ chức các buổi đối thoại định kỳ giữa công đoàn, người lao động, và doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm các vấn đề nảy sinh. 

Từ thực tiễn hoạt động giám sát, phản biện xã hội của công đoàn, để nâng cao hiệu quả công tác này, đưa nó đi vào thực chất, đề xuất cải tiến các quy định pháp luật nhằm hỗ trợ hoạt động giám sát của công đoàn

  1. Bổ sung quy định chi tiết trong luật: Luật Công đoàn (sửa đổi) cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công đoàn trong giám sát, phản biện xã hội, tránh sự mâu thuẫn với các luật khác.
  2. Tăng cường chế tài xử lý vi phạm: Đưa ra các chế tài cụ thể đối với doanh nghiệp không tuân thủ quy định về giám sát của công đoàn, đặc biệt là trong việc ký kết thỏa ước lao động và nâng lương.
  3. Hỗ trợ nguồn lực: Chính phủ cần cấp kinh phí và hỗ trợ công nghệ để công đoàn có đủ nguồn lực triển khai giám sát hiệu quả.
  4. Đẩy mạnh cơ chế phối hợp: Quy định cơ chế phối hợp bắt buộc giữa công đoàn và các cơ quan chức năng trong hoạt động giám sát.
  5. Nâng cao năng lực cán bộ:  Xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng giám sát, phản biện cho cán bộ công đoàn.

Những đề xuất này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện mà còn nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao độ

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *