Không có một thể chế chính trị nào hoàn hảo. Theo thống kê vào đầu năm 2024 của chính tổ chức Freedom House, số lượng và chất lượng của các nền dân chủ tự do trên thế giới đã giảm dần đều suốt 18 năm qua. Và trong số những nước đang đi thụt lùi, không có trường hợp nào nghiêm trọng hơn nước Mỹ. Bởi vậy muốn phát triển phải liên tục đổi mới, cải cách, bứt phá. Tuy nhiên bôi nhọ, hạ thấp uy tín chế độ bất chấp luân lý, căn cứ, hiện thực dường như trở thành “tiêu chí chạy KPI” của các trang báo thù địch, chống phá Nhà nước Việt Nam.
Mới đây khai thác phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về khắc phục “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” VOA liên tung lên bài viết: “Ở Việt Nam, ‘thể chế’ là… quái thú bất trị!” phản ánh góc nhìn bệnh hoạn, đểu cáng của tên bồi bút Trân Văn: “thể chế” chẳng khác gì một loại… quái thú vừa làm cho người Việt khốn khổ, vừa giúp tổ chức chính trị giành giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam không những vô can mà còn có cơ hội sắm vai… “hiệp sĩ” xả thân chống… quái thú!” hay láo xược rêu rao rằng: “Chiến lược” của đảng CSVN thế nào, năng lực của đảng CSVN ra sao mà sắp tròn 14 năm, “ba khâu đột phá” cùng trở thành ba… “điểm nghẽn”, thậm chí “thể chế” – khâu “đột phá” đầu tiên – còn trở thành “điểm nghẽn của điểm nghẽn”? Khi dõng dạc bảo rằng “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” ông Tô Lâm hoặc vô tình, hoặc cố ý đã phủ nhận toàn bộ cả “dấu ấn” lẫn “công trạng” của những người tiền nhiệm”.
Có thể nói ngay, với những kẻ mang đầu óc tăm tối sẽ chẳng bao giờ có tư duy tử tế ngoài việc công kích để chống phá. Thực tễ, muốn thành tre thì măng phải đội đất mà lên. Không đột phá đổi mới thể chế nhằm giải phóng mọi tiềm năng và thực lực phát triển, tạo thời cơ phát triển mới thì rất khó có sự bứt tốc thành công như mong muốn. Đây chính là phương lược giải quyết các mối quan hệ lớn của sự đổi mới và phát triển đất nước. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra những điểm nghẽn cốt tử trong hệ thống pháp luật và đặt yêu cầu rất chính xác, khúc chiết, mạch lạc và không rào đón về áp lực cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở cương vị Tổng Bí thư, bài phát biểu của ông là hồi chuông thúc giục, là mệnh lệnh không thể chần chừ, là ngọn cờ để các hệ thống chính trị của chúng ta bắt tay thực thi, hành động. Ông khẳng định, thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Ông nhấn mạnh khâu thực thi pháp luật là “yếu”, chưa khơi thông nguồn lực trong dân. Lâu nay chúng ta hầu như chỉ nghe thấy những đánh giá về hệ thống pháp luật của chúng ta đã tốt, chỉ có thực thi không tốt. Vì thế, đánh giá của Tổng Bí thư là thẳng thắn, khác biệt với những đánh giá trước đây. Ông khẳng định “thẳng thắn nhìn nhận” là rất thực tiễn vì chỉ có đánh giá đúng sự thật mới có thể tháo gỡ đúng điểm nghẽn, mới đưa ra được giải pháp chính xác.
Trong bài phát biểu, ông nói rõ đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và Chính phủ. Như vậy, Tổng Bí thư đã nói thẳng thắn trách nhiệm đầu tiên là của Quốc hội. Từ những đánh giá chính xác về tình hình xây dựng thể chế hiện nay, Tổng Bí thư đưa ra những yêu cầu, chỉ đạo, giải pháp hoàn toàn hợp lí và đúng đắn. Vậy chúng ta bắt đầu hành động từ đâu? Chúng ta hãy bắt đầu từ câu nói của Tổng Bí thư “đứng trên mảnh đất của thực tiễn Việt Nam” mà xử lý các vướng mắc thể chế kinh tế. Điểm nghẽn đầu tiên cần tháo gỡ là khơi thông, cởi trói cho hàng nghìn dự án đang treo trên khắp cả nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang kiến nghị tháo gỡ. Các dự án này có thể là các vật chứng của các vụ án hay hàng nghìn dự án đầu tư công, đầu tư tư nhân đang bị tắc nghẽn do pháp luật chồng lấn, không tương thích. Bên cạnh đó là tập hợp các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh mà các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị nhiều năm nay mà không có phản hồi. Chỉ cần tháo vài dự án, vài vụ việc cụ thể là gửi đi thông điệp mạnh mẽ cho giới đầu tư để lấy lại niềm tin của họ. Tiếp theo là tập trung xây dựng thể chế để phát triển 5 thị trường nhân tố sản xuất để nguồn lực được phân bổ theo cơ chế thị trường và tôn trọng các quy luật giá trị.
Các quả ngọt dễ hái của đổi mới đã hết, nhưng không gian và cơ hội phát triển của chúng ta vẫn còn rất nhiều. Chúng ta có nguồn lực, có năng lực, có động lực, chẳng qua là đang thiếu áp lực mà thôi. Nhưng Tổng Bí thư đã khẳng định: “Thực tiễn nóng bỏng của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước và Quốc hội”. Đánh giá như vậy của ông rất thẳng thắn và xác đáng, đúng và trúng tình hình hiện nay. Đây chính là áp lực cần thiết cho sự thay đổi, là giải pháp để giải quyết những vướng mắc, bất cập do thực tiễn đặt ra của quá trình đổi mới. Đây cũng là những vấn đề không chỉ riêng ở Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển đều phải trải qua và đương nhiên cần có những cách để giải quyết đảm bảo phù hợp với quy luật của sự phát triển.
VOA và đám bồi bút đừng tưởng tượng ra những “quái thú bất trị” để bày trò xuyên tạc, quy chụp, công kích việc đổi mới thể chế ở Việt Nam rồi từ đó kích động, lèo lái dư luận và bôi đen chế độ bằng thái độ lộng ngôn, xỏ xiên, thô bỉ. Cần nhớ, lịch sử đã chỉ rõ rằng: Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân dân Việt Nam thì: “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.