Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14976

Xuyên tạc Việt Nam vì cay cú, hằn học!

Những kẻ mang danh, khoác áo “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”, “yêu n ước” có thái độ chung là : hả hê khi đất nước gặp sự cố hoặc tưởng tượng ra những sự cố để hả hê, nó hậm hực, cay cú khi đất nước phát triển. Nó thường tung ra những bài viết kiểu như: “cố đấm ăn xôi làm gì?” “CSVN thông mà không minh…”, “năm nguy cơ đe dọa CSVN”… Gần đây, nhân đầu năm mới, năm 2024 trên mạng xã hội, kẻ vong nô phản quốc Phạm Trần này lại tung ra bài viết “Việt nam 2024 có khá lên không?” để ra vẻ “quan tâm” đến cả kinh tế và chính trị – quốc phòng của Việt Nam nhưng thực chất là công kích, bôi nhọ với con mắt tăm tối, hằn học và vẽ lên một bức tranh tối màu về Việt Nam.

Thứ nhất, bằng lối trích, dẫn theo kiểu cắt, cúp quen thuộc Phạm Trần cho rằng “Việt Nam là một nước độc lập, nhưng Kinh tế lại lệ thuộc vào sự thăng trầm của Trung Quốc và tình hình Thế giới”… “Tình trạng chậm phục hồi Kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Kinh tế Thế giới, trong đó có Việt Nam”. Xin thưa, điều này chẳng có gì mới mẻ, kinh tế không chỉ Trung Quốc mà Mỹ có sự thăng trầm đều ảnh hưởng đến kinh tế thế giới tất nhiên trong đó có Việt Nam vì chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng; chưa kể cuộc xung đột Nga – Ukraine, xung đột ở Trung Đông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, chẳng riêng gì Việt Nam. Năm 2023 được ghi nhận là một năm nhiều “sóng gió” đối với kinh tế Việt Nam, khi những khó khăn từ đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, thị trường bất động sản ảm đạm, mặt bằng lãi suất tăng cao kể từ cuối năm 2022… đã khiến tăng trưởng GDP chỉ đạt 5%, không thể “về đích” 6,0-6,5% như mục tiêu đặt ra mặc dù Chính phủ và các bộ ngành đã rất nỗ lực. Dù vậy về cuối năm bức tranh đã tươi sáng hơn với mức tăng trưởng 6,7% trong quý 4. Những động lực chính cho sự hồi phục đó là: Xuất khẩu dần quay trở lại để tăng trưởng 8,8% trong quý 4; giải ngân đầu tư công được thúc đẩy nhanh hơn các năm trước, tổng vốn thực hiện từ ngân sách Nhà nước cả năm 2023 tăng trưởng 21%, dần tạo hiệu ứng lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế; thu hút FDI có xu hướng cải thiện tích cực, vốn đăng ký tăng 32% và vốn giải ngân tăng 3,5% với xu hướng tăng cao hơn trong nửa cuối năm. Bước sang năm 2024, xuất khẩu, đầu tư công và FDI được kỳ vọng tiếp tục là những động lực hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu dự kiến trở lại đà tăng trưởng nhờ sự hồi phục của thị trường công nghệ toàn cầu giúp cho lực cầu cải thiện đối với các mặt hàng chủ lực như điện tử, máy tính, điện thoại. Bên cạnh đó xuất khẩu nông sản với các mặt hàng như gạo, cà phê… tiếp tục là điểm tựa, hưởng lợi từ giá cả quốc tế duy trì mức cao do nguồn cung eo hẹp. Đối với đầu tư công, Chính phủ đã giao kế hoạch năm 2024 với số vốn hơn 677 nghìn tỷ đồng, so với mức ước thực hiện năm 2023 là 580 nghìn tỷ đồng. Tiến độ giải ngân ở những dự án trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam giai đoạn I và II, sân bay Long Thành giai đoạn 1, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội…đã có xu hướng tăng tốc rõ rệt từ nửa cuối năm ngoái nhờ các giải pháp đôn đốc sát sao và quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan quản lý. Nhờ vậy nút thắt đâu đó cũng đã có lời giải và kỳ vọng giải ngân đầu tư công năm 2024 tiếp tục duy trì gia tốc, lượng vốn thực hiện có thể đạt 90-95%  kế hoạch và tăng 5-10% so với năm trước. Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục triển vọng hứa hẹn, tăng trưởng có thể đạt 8%/năm trong năm 2024 cũng như một vài năm tới. Với môi trường kinh tế – xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, tích cực thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do và nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với các nền kinh tế hàng đầu, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt từ các chủ đề mới như xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn…Bên cạnh đó, điều kiện thuận lợi hơn còn đến từ xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất, bắt đầu từ nửa sau năm 2023. Trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những cơ sở thuận lợi để duy trì định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng: Lạm phát được kiểm soát tốt khi mà CPI năm 2023 ở mức bình quân 3,25%, thấp hơn ngưỡng 4,5% mà Chính phủ đặt ra, trong tiên lượng áp lực lạm phát năm 2024 cũng chưa quá lớn; tỷ giá hối đoái USD/VND vẫn được duy trì tương đối ổn định dù mặt bằng lãi suất và đồng USD ở mức khá cao trên thị trường quốc tế. Lãi suất cho vay do vậy kỳ vọng sẽ được kéo giảm rõ nét hơn, thúc đẩy nhu cầu vay vốn tín dụng, gia tăng đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp. Bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều hơn những sắc màu tươi sáng, tích cực so với năm 2023 và tốc độ tăng trưởng theo đó cũng được cải thiện. Việt Nam vẫn đang giữ được cho mình sức hút riêng, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong trung dài hạn. Mặc dù vậy, đứng trước những thách thức hiện hữu từ cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài trong ngắn hạn, để sớm trở lại vùng tăng trưởng 6,0-6,5% quen thuộc, Việt Nam có thể vẫn cần thêm những đột phá mạnh mẽ từ các động lực kinh tế quan trọng như đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu hay thị trường bất động sản bên cạnh cải cách hành chính một cách mạnh mẽ. Các sự kiện ngoại giao quan trọng vào cuối năm 2023, đó là việc nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Mỹ và giữa Việt Nam với Nhật Bản đã mở ra cơ hội mới để Việt Nam mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế quốc tế. Dự báo trong năm 2024, nền kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng dựa vào thị trường nội địa, đầu tư công và phát triển các ngành kinh tế mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Đặc biệt, với việc các tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Apple, Google, Walmart, Boeing… nghiên cứu đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các công ty lớn của Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến khai thác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, chuyển đổi năng lượng sạch, đào tao nhân lực chất lượng cao. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mỹ đạt gần 111 tỷ USD, tiếp tục duy trì là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2024 với sự tiếp tục “ấm lên” và gia tăng sức mua tại thị trường nội địa của Mỹ, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là hàng nông sản và công nghiệp chế biến, chế tạo. Có thể nói, quan hệ kinh tế Việt – Mỹ và các nước khác không chỉ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, mà sẽ là “xung lực” mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Thứ hai, “quan tâm” đến chính trị – quốc phòng của Việt Nam, Phạm Trần đã bịa ra cái gọi là “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Ở đâu ra cái “Văn kiện” này thế ông Phạm Trần? Nó chưa bao giờ tồn tại mà ông đã biết rồi sao, thật lạ đời cho kẻ thích tỏ ra nguy hiểm! Có lẽ cái mà Phạm Trần “quan tâm” nhất trong bài viết vẫn là kích động, xuyên tạc quan hệ Việt – Trung khi cho rằng “Tuy nhiên, đối thủ “truyền kiếp” của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, dù hai nước coi nhau “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Mối đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi”. Phạm Trần cần biết, trong lịch sử quan hệ với các nước láng giềng nói riêng và các nước trên thế giới nói chung của Việt Nam, quan hệ với Trung Hoa được xem là mối quan hệ lâu đời và quan trọng nhất. Trong quá trình quan hệ giữa hai nước, cha ông ta hết sức coi trọng đấu tranh ngoại giao, giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước. Điều này thể hiện rõ tư tưởng, tinh thần, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, bằng mọi giá phải có độc lập, tự chủ, phải bảo vệ, giữ yên bờ cõi, không để đất nước bị xâm lăng. Hiện nay, Việt Nam đã quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới, 203 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với cả 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liện hợp quốc và nhiều nước khác. Việc chúng ta có quan hệ với Mỹ, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và gần đây nhất là với Nhật Bản là đúng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, tiến bộ xã hội. Vì lẽ đó, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc cũng là lẽ bình thường, hai bên cùng có lợi. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tầm nhìn, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, Việt Nam với Trung Quốc có mối quan hệ lâu đời, bởi vì hai nước núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển; Trung Quốc là cường quốc hàng đầu thế giới, tôn trọng Việt Nam.

Cần nhớ rằng, trong hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ “lệ thuộc” Trung Quốc, ông cha ta đã khẳng định “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời”. Luận điệu “Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc cả kinh tế và chính trị” là hoàn toàn sai trái, nó chỉ nhằm kích động“bài Trung”, thậm chí đối đầu với Trung Quốc. Điều đó là gây hại cho dân, cho nước, chống phá Đảng ta, cần phải vạch trần sự giả dối, xuyên tạc này. Với quan điểm “ gác lại quá khứ, hướng đến tương lại”, Việt Nam – Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán và thực hiện hiệu quả Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến trình tham vấn Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đó là tín hiệu tốt. Hai Đảng, hai Nhà nước đang tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần bốn tốt  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Điều này có nghĩa là mối quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia – dân tộc Việt Nam với Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển suốt 73 năm qua, nhất là trong 15 năm là đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Quan hệ gữa hai nước ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả; nhất là trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…

Sự thật khẳng định chân lý, nó có sức công phá, bác bỏ mọi quan điểm, luận điệu sai lệch mà những kẻ xấu vu khống, xuyên tạc, bôi đen. Hãy xem lại cho kỹ “đường lối ngoại giao cây tre của Việt Nam” và chính sách quốc phòng “bốn không”, “bốn tránh” của Đảng, Nhà nước ta sẽ rõ hơn điều này nhé. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Tay nắm chặt tay, “cây ngay không sợ chết đứng”, “nói phải củ cải phải nghe”. Phạm Trần đừng cố tình quên và bày trò công kích nữa, vô ích mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *