Vụ đảo chính chính quyền dân sự vừa xảy ra ở Myanmar bùng nổ các cuộc tranh luận trên mạng xã hội Việt Nam về nguyên nhân và hệ lụy của nó. Một số ý kiến cho rằng, đây là hệ lụy của một chính phủ và đất nước bị bên ngoài chi phối, thao túng, giằng co giữa ảnh hưởng của Mỹ, phương Tây và Trung Quốc. Cũng có ý kiến cho rằng, từ những diễn biến của Myanmar cho thấy Việt Nam không thể để bất cứ bên nào chi phối và không thể “phi chính trị hóa quân đội”.
Khá nhiều cây bút “zân chủ” bình luận cho vụ đảo chính ở Myanmar như một biến cố khiến quốc gia này rời xa khỏi chuẩn mực dân chủ của các nước phương Tây, thì tài khoản FB Nguyen Truong lại có một cái nhìn khác. Nguyen Truong chỉ ra rằng chế độ độc tài quân sự ở Myanmar là một hậu quả của chế độ thuộc địa Anh, và truyền thông của các nước phương Tây đang lan truyền một cốt truyện thiên vị về những ảnh hưởng chính trị mà họ đem lại cho thế giới.
Xin trích nguyên văn status của Nguyen Truong:
“Ít ai biết cuốn 1984 nổi tiếng của Orwell được viết dựa trên cảm nhận của ông ta khi còn là 1 cảnh sát thuộc địa tại Burma. Ở phương Tây, những lời cảnh báo từ sách không bao giờ được đề cập rằng nó nói về một xã hội tương lai được quản lý dựa theo những cấu trúc của chủ nghĩa thuộc địa Tâu Âu. Còn cuốn sách đầu tiên của Orwell, Burmese Days, nói tỉ mĩ về thực tế tại Đế quốc Anh ngày ấy – “1 chế độ chuyên quyền với việc trộm cướp là mục đích cuối cùng” – và những hệ quả nó để lại. Myanmar hôm nay vẫn là những gì của ngày trước – “1 chế độ chuyên quyền với trộm cướp là mục đích cuối”. Cách nó được cai trị ngày nay – 1 hội đồng thủ lĩnh quân sự (kleptocratic junta) đạo tặc – là bản chất của người Anh cai trị trước kia. Những sắc tộc đang bị đuổi cùng và giết tận hôm nay cũng là những người bị diệt đuổi dưới thời chính quyền Anh. Tuyệt kỹ xuất sắc nhất của truyền thông phương Tây chính là có thể làm mơ hồ đi những hệ quả thuộc địa ra khỏi mọi tin tức. Và trò cười khác là họ không bao giờ nói về phương châm chính trị thực sự của những người họ tâng bốc là biểu tượng dân chủ, những người được cho có thể giải phóng các đất nước khỏi chế độ chuyên quyền của ‘Đông phương’, Arập, Latin..; Bởi vì cách kể chuyện của phương Tây không thể nào trình bày hay hiểu về 1 thứ gì mà không có một vai chính nghĩa ‘đã được khai sáng’. Bởi những cuộc nói chuyện về dân chủ sẽ luôn trở nên rất hài hước nếu như nó sẽ không quá phỉ báng đến trí tuệ của chúng ta. Nhiều nơi trên thế giới còn sự chuyên chế là có phần thừa hưởng văn hóa chính trị từ thuộc địa Anh và Âu Châu. Cũng như khái niệm dân chủ thuộc riêng về Tây Âu nhiều cỡ ngang bằng món gia vị garam masala.”
Giới chống Cộng ở Việt Nam, một lực lượng ngày càng có xu hướng nhận chế độ Việt Nam Cộng hòa làm gốc gác, dường như cũng là một di sản của văn hóa chính trị thuộc địa Châu Âu. Họ nên đọc status trên và nhìn lại thân phận của mình, để hiểu vì sao họ ngày càng lệ thuộc vào phương Tây thay vì tiến đến tự do như họ tưởng.
Dù sao, diễn biến ở Myanmar càng cho thấy, sự ổn định chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đang là lựa chọn đúng đắn và là may mắn, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam – nước cũng có bối cảnh lịch sử và chịu nhiều “tương tác” từ bên ngoài như Myanamar
Hiếu Ngọc