Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
32711

Việt tân: Đừng chạy tội cho chính quyền Mỹ trong vấn đề chất độc màu da cam!

Lâu nay, xu hướng chạy tội cho Mỹ luôn là “sứ mệnh” của Việt tân và cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”. Họ phủ nhận động cơ xâm lược của Mỹ và biến Mỹ thành “thánh nhân” đến cứu vãn, khai sáng văn minh cho dân tộc Việt Nam, xem hậu quả chiến tranh là cuộc nội chiến. Đến nay, khai thác xung đột và dã tâm độc chiếm Biển Đông của TQ, họ suy tôn Mỹ như quốc gia và thế lực duy nhất bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam bất chấp Mỹ từng bắt tay TQ bỏ rơi VNCH, nhượng Biển Đông cho TQ. Họ lập luận rằng chỉ có TQ mới cần xâm chiếm VN chứ Mỹ không cần, đi theo Mỹ mới có tự do dân chủ, mới đổi đời…

Mới đây, nhân việc Mỹ tài trợ cho Việt Nam một lượng lớn vaccine ngừa nCoV qua chương trình COVAX, đảng Việt Tân và nhiều nhóm chống Cộng khác đã mở một chiến dịch truyền thông kêu gọi “thân Mỹ – thoát Trung”. Chiến dịch này bao gồm nhiều bài viết phủ nhận tội ác của người Mỹ trong cuộc chiến tranh hồi thế kỷ trước. Chẳng hạn, fanpage Việt Tân đã đăng một bài viết rằng các dị tật mà nhiều trẻ em Việt Nam mắc phải sau chiến tranh là hậu quả từ lương khô do Trung Quốc viện trợ, chứ không phải từ chất độc màu da cam. Trong khi họ không đưa ra được bằng chứng nào để quy tội cho lương khô, họ biện luận rằng thú rừng và cư dân địa phương đã không hề bị dị dạng sau khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ:

Bài viết đã phơi bày chiêu trò chạy tội mới cho Mỹ, bất chấp việc Mỹ đang “lặng lẽ” cam kết tẩy rửa chất độc da cam ở các khu vực nhiễm độc nghiêm trọng cho Việt Nam để đổi lấy hợp tác trên các lĩnh vực khác. Bài viết còn cho thấy kẻ biên soạn và phát hành dường như phớt lờ mọi nghiên cứu khoa học, mọi thực tiễn đang diễn ra với chính hàng vạn lính Mỹ, lính VNCH và đồng minh tham chiến đấu tranh đòi trợ cấp, đề bù thiệt hại do chất độc da cam, đừng nói hàng triệu dân Việt nam thế hệ hiện nay và hàng trăm năm sau còn bị ảnh hưởng bởi chất độc này.

Theo tài liệu của Viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ và Cục Quân sự Hoa Kỳ (1), tổng số vụ rải chất độc của Mỹ lên tới 8.532 vụ và 25.585 thôn, ấp ở VN bị chọn để phun rải (con số này có thể còn thấp hơn thực tế). Có 10 vùng bị ảnh hưởng chất độc hóa học nặng nhất là: Phước Long (704 vụ), Thừa Thiên (606 vụ), Bình Định (558), Long Khánh (502), Tây Ninh (473), Quảng Nam (737), Biên Hòa (366), Bình Dương (357), Quảng Trị (347), Kon Tum (311).

Về phân bố số lượng, riêng 10 vùng này chiếm tới 47% lượng chất độc mà quân Mỹ đã phun rải trên toàn miền Nam. Một số lưu vực sông cũng bị ảnh hưởng nặng nề là: lưu vực sông vùng Đông Nam  Bộ (41% lưu vực), sông Hương (39%), sông Thạch Hãn (33%). Vì thế, người dân ăn phải các loài cá trên sông bị nhiễm dioxin đã gián tiếp bị nhiễm độc. Kết quả của những cuộc rải thảm chất độc hóa học mà quân Mỹ tiến hành, đã làm trên 2 triệu người Việt Nam, chủ yếu người già và trẻ em và hơn 60.000 lính Mỹ và chư hầu bị nhiễm độc: hủy hoại thiên nhiên Việt Nam với 3.340.000 ha đất đai bị nhiễm độc (có 2 triệu ha rừng), 44% đất canh tác trở nên hoang mạc. Những khảo sát của các nhà khoa học 20 năm sau chiến tranh cho thấy, vẫn còn  22% rừng tự nhiên và  31% đất trồng vẫn thuộc vùng bị nhiễm chất độc hóa học. Với trên  49 triệu lít chất da cam mà quân Mỹ đã sử dụng trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam đã tồn lưu một lượng chất độc dioxin kỷ lục trong lịch sử của các cuộc chiến tranh hóa học xảy ra trên thế giới là  360kg.

Ngay từ năm 1979, Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS) đã có báo cáo trình Quốc hội Mỹ về hậu quả chiến tranh hóa học ở Việt Nam phải thừa nhận: “Nếu không có các biện pháp hiệu quả để phục hồi rừng, thì hậu quả xấu của việc sử dụng chất diệt cây sẽ hành hạ Việt Nam trong vòng 100 năm nữa”.

Còn tại sao các vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam ở Hoa Kỳ và Việt Nam đều không thành công. Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ đã áp dụng nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với Chính phủ Liên bang và nhà thầu Chính phủ để từ chối thẩm quyền giải quyết vụ việc[2]. Theo pháp luật Hoa Kỳ, Chính phủ Liên bang được miễn trừ trách nhiệm pháp lý và do đó không thể bị kiện bởi bất cứ ai trong các vụ kiện về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp chính phủ từ bỏ quyền miễn trừ này trong một điều luật cụ thể[3]. Thực tế, các đơn kiện tiêu biểu của các chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh tại Việt Nam và của các nạn nhân chất độc da cam người Việt Nam đã bị bác bỏ cả ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm trên cơ sở quyền miễn trừ trách nhiệm của các nhà thầu chính phủ[4]. Tòa phúc thẩm ở New York đã kết luận rằng “lợi ích hợp pháp của Chính phủ Liên bang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công đòi hỏi phải miễn trừ trách nhiệm cho các nhà thầu chính phủ trong một số trường hợp”[5].

Việc rải chất độc da cam/dioxin một cách bừa bãi đã mang lại nhiều tai hại cho chính binh lính Mỹ và chư hầu chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Chính con trai của Đô đốc Mỹ Zurnwatl, cựu Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bị nhiễm chất da cam khi đang chỉ huy một giang thuyền ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Người con trai duy nhất của Trung úy Zurnwalt, tức cháu nội của Đô đốc Zurnwalt, cũng bị bại liệt ít lâu sau khi sinh. Đến nay đã có hàng chục ngàn lá đơn của các binh sĩ Mỹ, Australia, Nam Triều Tiên từng chiến đấu ở Nam Việt Nam, đòi 37 công ty Mỹ liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất chất độc điôxin phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả.

Việc Việt Tân và đồng đảng trong cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” tìm cách gỡ tội cho chính quyền Mỹ trong vụ rải thảm chất độc da cam bằng những bằng chứng không rõ ràng, đi ngược lại lợi ích của nhiều gia đình người Việt và người Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam, ta có thể đánh giá nhân cách của họ và những gì mà họ có thể mang đến cho đất nước.

Khánh Chi

[1] https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Hanh-trinh-toi-ac-cua-chat-doc-da-cam-i4389/

[2] Xem vụ Isaacson v.Dow chem.Co., 2004; Vụ Inre “Agent orange Product Liability Litigation”, 1987 và vụ Inre “Agent orange Product Liability Litigation” của các nguyên đơn Việt Nam năm 2005.,

[3] Xem vụ kiện Gray v.Bell, 712 F.2d 490, 507 (D.C.Cir, 1983).

[4] Inre “Agent orange” Prod. Liabi. Litig., 517,F.3d 76, United states Court of Appeals for the second Circuit, Febbuary, 22, 2008

[5] Inre “Agent orange” Prod. Liabi. Litig., 517,F.3d 76, United states Court of Appeals for the second Circuit, Febbuary, 22, 2008.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *