Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25899

Việt Nam là hình mẫu về di cư hợp pháp

Di cư mang lại những lợi ích tích cực như góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới nhưng cũng kèm những thách thức cho cả nơi đi và nơi đến như thiếu hụt nguồn lao động (tại nơi đi), các dịch vụ xã hội, an ninh an toàn, chăm sóc sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

ASEAN – khu vực năng động

Ngày 26/6, tại Hà Nội đã diễn Hội thảo quốc tế về “Di cư và sức khỏe cho người di cư trong ASEAN”. Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Y tế Việt Nam, phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN và sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Y tế Việt Nam, phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN và sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tại Hội thảo, ông Lương Quang Đảng, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số & Phát triển cho biết, Báo cáo Di cư thế giới (Tổ chức Di cư quốc tế, năm 2022) cho thấy số người di cư quốc tế trên toàn cầu ước tính là 281 triệu người vào năm 2020, chiếm 3,6% tổng dân số thế giới. Trong đó có 135 triệu phụ nữ di cư quốc tế, chiếm 48%. Hiện có 2/3 người di cư quốc tế sống ở châu Âu và châu Á. Một số lượng lớn người di cư (106 triệu người) được sinh ra ở châu Á. Các quốc gia có nhiều người di cư đến nhiều nhất trên thế giới (năm 2020) là Mỹ, Đức, Arab Saudi và Nga… Có nhiều lý do khác nhau để di cư như di cư để học tập, kết hôn, nhận con nuôi… nhưng lý do chủ yếu nhất là làm việc.

Năm 2019, ước tính có khoảng 169 triệu lượt di cư lao động quốc tế trên thế giới. ASEAN là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới. Năm 2022, dân số ASEAN là 676 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,8%.

Ông Đảng thông tin, theo Liên hợp quốc, số người di cư quốc tế của ASEAN là 10,2 triệu người, trong đó nữ giới chiếm 46,8%. Quốc gia có đông người di cư quốc tế đến nhiều nhất là Thái Lan (3,6 triệu), Malaysia (3,4 triệu), Singapore (2,2 triệu). Tuổi trung vị của người di cư quốc tế ASEAN là 32,4 tuổi, trong đó trẻ nhất là Malaysia (28,3 tuổi) và cao nhất là Singapore (39,4 tuổi).

Di cư mang lại những lợi ích tích cực như góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Lượng kiều hối quốc tế năm 2020 là 702 tỷ USD, trong đó các nước thu nhập thấp và trung bình nhận 540 tỷ USD, chiếm 77%. Philippines, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar là các quốc gia thành viên ASEAN nằm trong top 20 quốc gia Châu Á nhận kiều hối quốc tế năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Đảng di cư (gồm cả di cư nội địa và di cư quốc tế) cũng mang đến những thách thức cho cả nơi đi và nơi đến như thiếu hụt nguồn lao động (tại nơi đi), các dịch vụ xã hội, an ninh an toàn, chăm sóc sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Ảnh minh họa.

Việt Nam là hình mẫu về di cư hợp pháp

Trưởng phái đoàn IOM, bà Park Mihyung nhấn mạnh, quan hệ đối tác trong khu vực là những yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. “Những người di cư khỏe mạnh sẽ góp phần tạo dựng nên những cộng đồng khỏe mạnh”, bà Park Mihyung nói và nhấn mạnh, Việt Nam được coi như hình mẫu và đã rất năng động trong việc thực thi Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên Hợp Quốc (Thỏa thuận GMC).

Bà Park Mihyung cho biết, khi việc di cư được thực hiện một cách hợp pháp, an toàn và trật tự, người Việt Nam di cư ra nước ngoài để làm việc sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn, năng suất lao động cao hơn cũng như có thể rèn luyện kỹ năng và kiến thức để có thể đóng góp lại cho đất nước. Bên cạnh đó, người di cư cũng có những đóng góp đối với các quốc gia sở tại.

Thỏa thuận GMC là một thành tựu rất quan trọng đối với cộng đồng quốc tế; là hiệp định liên chính phủ đầu tiên được đàm phán, khi tất cả các quốc gia đều nhận định rằng di cư là một vấn đề rất nhạy cảm và cấp thiết và tại Việt Nam, không chỉ Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận GMC mà hầu hết các tỉnh, địa phương và 7 bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch triển khai Thỏa thuận GMC riêng.

Nhưng không chỉ ở Việt Nam, mà tại nhiều nơi, di cư trái phép vẫn đang gây ra nhiều tổn thương và rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, Việt Nam nên hợp tác và phối hợp với các nước sở tại để nâng cao quyền lợi cho người lao động di cư Việt Nam cũng như đưa ra nhiều cam kết hơn nữa trong việc đối phó với nạn buôn người, không chỉ ở khía cạnh phòng ngừa mà còn về truy tố, xét xử và bảo vệ.

 

Ở nước ta, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006,  Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đặc biệt là Bộ luật Lao động năm 2019, đã tạo khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy việc bảo vệ quyền của người LĐDC theo tiêu chuẩn quốc tế6. Theo đó, Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ quy định: Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, trong đó có quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác bảo hộ công dân. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức di cư quốc tế (International Organization for Migration) từ tháng 11/2007 và tham gia tích cực các hoạt động của ILO cũng như các diễn đàn quốc tế, trong nước trên lĩnh vực này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song thực tế phần lớn người lao động Việt Nam đi làm việc tự do ra nước ngoài chưa được tổ chức nào bảo vệ cụ thể. Hiện nay, phần lớn LĐDC là lao động nông thôn, với trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thêm nữa, số lượng khó kiểm soát do lao động tự do nên việc bảo hộ chưa được thực hiện đầy đủ, hiệu quả trong thực tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *