Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
38748

Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin hay không?

Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin hay không?

Hiến pháp năm 2013 (Điều 25) quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”. Hệ thống pháp luật Việt Nam về báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đã được xây dựng và đang được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận của nhân dân.

Luật Báo chí (sửa đổi), được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016.

quy định rõ quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, theo đó công dân có quyền “sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí (điều 10);

– Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

– Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó (điều 11);

– Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng (điều 13)”.

Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin hay không?
Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin hay không?

Quyền tự do ngôn luận, báo chí, thông tin còn được thể hiện trong Luật xuất bản năm 2012, Nghị định số 88/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và nhiều văn bản khác.

Ngày 15/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng internet và việc đưa các thông tin hữu ích lên mạng internet;

  • phổ cập dịch vụ internet ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh thông tin trên mạng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc cũng như các tiêu chuẩn về quyền con người được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

Ngày 19/11/2015, Quốc hội thông qua Luật An toàn thông tin mạng, quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng, quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.

Luật Tiếp cận thông tin cũng được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016

Quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện việc tiếp cận thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, theo đó thông tin được cung cấp phải chính xác, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Việc hạn chế tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng. Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Luật cũng có quy định rõ về thông tin công dân không được tiếp cận như thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ…

Truyền thông về Covid-19 luôn công khai, minh bạch thông tin

Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân; là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích chung của xã hội và các quyền tự do dân chủ của nhân dân; kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người.

Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cơ quan báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác. Các phiên họp của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các buổi chất vấn Chính phủ được truyền hình trực tiếp. Nhiều chương trình đối thoại, chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, tranh luận, thăm dò ý kiến… với nội dung phong phú, đa chiều về mọi vấn đề đã được đăng tải, truyền thanh, truyền hình rộng rãi.

Tạp chí Forbes mới đây đã có bài phản ánh việc truyền thông Việt Nam được xếp hạng số 1 về độ tín nhiệm trên bảng xếp hạng toàn cầu liên quan đến đại dịch COVID-19. Forbes dẫn lại cuộc khảo sát của tổ chức nghiên cứu quốc tế YouGov (có trụ sở ở London, Anh) cho thấy, truyền thông Việt Nam đứng đầu về độ tín nhiệm từ công chúng, với tỷ lệ tín nhiệm là 89%. Theo sau là Ấn Độ (67%), Trung Quốc (62%) và Australia (55%). YouGov cũng chỉ ra có tới 90% người Việt Nam được hỏi (trong khoảng thời gian từ 5-13/5) tin tưởng vào cách đưa tin về COVID-19 của truyền thông trong nước, đồng thời nhấn mạnh, chiến lược chống dịch đáng khen ngợi của Việt Nam đã mang về kết quả 320 ca nhiễm COVID-19 và không có ca tử vong tính đến ngày 20/5/2020.

Bảo đảm quyền tự do internet cho người dân

Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet và mạng xã hội nhanh nhất thế giới.

Công nghệ thông tin, trong đó có mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt kinh tế – văn hóa – xã hội ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam. 3

Đến nay, cả nước có 844 cơ quan báo in (184 báo, 660 tạp chí), 196 cơ quan báo chí điện tử (24 báo điện tử chuyên biệt), 67 đài phát thanh, truyền hình; gần 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp, 420 trang mạng xã hội; 59 nhà xuất bản; 13.770 công ty, trung tâm, siêu thị, nhà sách, hộ kinh doanh sách; trên 1.550 cơ sở in công nghiệp; 08 văn phòng đại diện đơn vị nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực xuất bản đặt tại Việt Nam. Tính đến tháng 6/2019, có 23.402 phóng viên được cấp thẻ nhà báo, trong đó có khoảng 12.500 người thuộc các cơ quan báo chí in, điện tử; 10.902 thuộc các đài phát thanh, truyền hình; 23.893 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; 5.500 người hoạt động trên lĩnh vực xuất bản, trong đó có khoảng 1.200 biên tập viên. Cả nước có 844 cơ quan báo in (184 báo, 660 tạp chí), 196 cơ quan báo chí điện tử (24 báo điện tử chuyên biệt), 67 đài phát thanh, truyền hình; gần 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp, 420 trang mạng xã hội; 59 nhà xuất bản…Đến năm 2019, Việt Nam đã có 64 triệu người sử dụng internet, chiếm 66% dân số.  62 triệu người sử dụng các mạng xã hội thường xuyên, chiếm 64% dân số.

Người dân tiếp cận với khoảng 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có CNN, BBC, NHK…các hãng thông tấn và báo chí lớn như Reuters, AP, AFP, Kyodo có phóng viên thường trú tại Việt Nam.Tiếp cận với 40 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập phát sóng, trong đó các kênh như CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network… Ngoài 40 kênh trên, các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể đăng ký thu trực tiếp kênh truyền hình nước ngoài từ vệ tinh. Có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet và có khoảng 55 triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nằm trong nhóm nước có lượng người dùng lớn nhất thế giới.

Thanh Tuấn.

nhanquyenvn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *