Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35724

Vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành mục tiêu bôi nhọ, xuyên tạc công cuộc chống tham nhũng?

 

Lâu nay, những thành phần chống phá cực đoan bày đủ trò xuyên tạc  Việt Nam “không thể chống tham nhũng”, “càng chống càng tham nhũng”, “chống tham nhũng chỉ là màn kịch để che giấu đấu đá nội bộ”… thì gần đây, họ chĩa vào công kích, bôi nhọ ông Tổng Bí thư kiểu như  “Chống tham nhũng thất bại, tổng trọng còn ở lại làm gì?” lu loa rất láo xược rằng: “hễ “lò” đụng tới đàn em nào của Tổng Trọng, thì kẻ đó – không ăn cắp thì cũng vướng những sai phạm tày đình như Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh… rồi đến Võ Văn Thưởng, và mới nhất là Vương Đình Huệ. Điều đó cho thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đủ năng lực, trình độ, và nhận thức, để chống tham nhũng”, thậm chí xúc phạm, bôi nhọ Tổng Bí thư rằng “Nếu là một người có liêm sỉ và đủ tự trọng, thì chắc chắn, ông Trọng phải xin từ chức theo quy định, noi gương các lãnh đạo khác”.

Cần khẳng định rằng, việc cương quyết xử lý những hành vi sai phạm của cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, trong đó có vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm đối với người đứng đầu thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta làm trong sạch bộ máy, siết chặt kỷ luật đảng và phép nước, không thể đổ lỗi cho người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Thời gian qua, nhiều cán bộ giữ các trọng trách từ Trung ương đến địa phương trong hệ thống chính trị đã bị miễn nhiệm hoặc được cho thôi giữ chức vụ, kể cả những người giữ vị trí cao, là nhằm xây dựng bộ máy của Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thể hiện sự thượng tôn của pháp luật, làm lan tỏa ý thức trách nhiệm chính trị trong hàng ngũ đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Tiến trình sàng lọc nhân sự đạt được sự đồng thuận cao trong Đảng và dư luận xã hội, không có bất cứ một chỉ dấu nào cho thấy người dân đổ lỗi cho lãnh đạo Đảng, đặc biệt là với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như trên. Điều này cũng góp phần quan trọng để giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội của đất nước.

 

Trong hơn một thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà vai trò của người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đất nước Việt Nam ta đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, nổi lên như một điểm sáng của châu Á và thế giới về sự ổn định và phát triển. Các hoạt động ngoại giao như thăm Hoa Kỳ, Trung Quốc hay đón các nguyên thủ này đến Việt nam, đều để lại dấu ấn, uy tín của Tổng Bí thư. Qua đó khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất có uy tín trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và được cộng đồng bạn bè, đối tác quốc tế đánh giá cao, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tinh thần xả thân cống hiến cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no của nhân dân và tiến bộ, công bằng xã hội, với nhiệt huyết cách mạng và động cơ cống hiến trong sáng, không vì lợi ích riêng hay “đánh bóng tên tuổi” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và bọn phản động.

 

Từ khi nhận chức Tổng Bí thư, ông đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí, lương tâm, trí tuệ, ông đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền, nhờ có “chiếc lò” và ngọn lửa hợp lòng dân như vậy nên chưa bao giờ cuộc chiến đấu chống tham nhũng lại quyết liệt, công bằng và có kết quả như lúc này. Chính vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không còn đơn thuần chỉ là một nhà lãnh đạo của Đảng – Nhà nước Việt Nam mà ông đã trở thành một biểu tượng của công cuộc phòng chống tham nhũng, thanh lọc tổ chức Đảng và là chỗ dựa niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *