Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
42016

Vì sao bỏ phiếu lại được xem là trách nhiệm của cử tri?

 

Những ngày qua, Việt tân, Tập hợp dân chủ đa nguyên, đám phản động lưu vong và một số kẻ chống phá trong nước tích cực hô hào người dân “tẩy chay bầu cử”, “không biết không bầu”, “bầu cử là hợp thức hóa quyền lực cho Đảng”… Một trong số lập luận của họ đưa ra là bầu cử là quyền, không phải là trách nhiệm, không có căn cứ pháp lý nào xử lý công dân không đi bầu cử cả.

Hiện Hiến pháp và pháp luật Việt Nam chủ yếu đề cập “bầu cử là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam”, không có chế tài nào xử lý những công dân không đi bầu cử. Đây là truyền thống pháp lý của Việt Nam, đề cao tính vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bầu cử để chọn ra người thay thế mình quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia đa đảng, phương Tây, công dân tới ngày bầu cử mà không đi bỏ phiếu có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí tước quyền công dân.

Một bài nghiên cứu “Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng, trong đó đưa ra con số thống kê có khoảng trên 20 quốc gia quy định bỏ phiếu là bắt buộc trong luật, với một nửa trong số đó thực thi điều luật này trên thực tế.

Úc là một ví dụ điển hình. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, khi tỉ lệ bầu cử của Úc chỉ đạt 60%, quốc gia này đã buộc người dân của họ phải có trách nhiệm đi bỏ phiếu trong mỗi kỳ bầu cử từ năm 1924. Kết quả là trong cuộc Bầu cử Liên bang Úc năm 2013, tỉ lệ cử tri đi bầu cử Hạ viện đạt 93,23%, và ở Thượng viện là 93,88%. Những công dân Úc không đi bỏ phiếu sẽ nhận được một lá thư từ Hội đồng Bầu cử Úc, yêu cầu giải thích lý do vắng mặt. Nếu không đưa ra được một lý do chính đáng (như ốm, hoặc đang ở nước ngoài), họ sẽ bị phạt một khoản tiền nhỏ (khoảng 20 AUD). Những người không nộp tiền phạt có thể bị tước giấy phép lái xe hoặc thậm chí bị buộc phải lao động công ích. Nếu vẫn “chày cối” không nộp tiền, Ủy ban bầu cử Úc có thể đưa họ ra hầu tòa để buộc họ phải nộp phạt. Điều này đã xảy ra vào năm 2016 đối với một người đã nghỉ hưu tên là Darwin Frank Bost, người từ chối đi bỏ phiếu theo luật định. Ông ta đã nhận tội vi phạm mục 245 của Đạo luật bầu cử Khối thịnh vượng chung năm 1918 và bị yêu cầu phải nộp $308, trong đó bao gồm tiền phạt và phí thủ tục pháp lý. Trường hợp của người phụ nữ tên là Tasmania Emma Louise Pearce không đi bỏ phiếu tại cuộc bầu cử liên bang năm 2016, và sau đó đã phải lĩnh một bản án hình sự.

Ở bang New South Wales, khoản tiền phạt cho việc không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử liên bang là $55.Cử tri không bỏ phiếu sẽ phải nộp phạt trong vòng 28 ngày kể từ ngày thông báo án phạt và nếu họ không nộp tiền, vụ việc sẽ được chuyển cho Sở thuế NSW. Cơ quan này có thể ban hành lệnh thi hành án phạt và có thể dẫn đến việc hủy hoặc đình chỉ giấy phép lái xe hoặc hủy đăng ký xe.

Kết quả nghiên cứu nhiều học giả chính trị cho rằng, nếu ai cũng nghĩ lá phiếu của mình sẽ không thay đổi được gì, thì kết quả là sẽ chẳng có ai đi bỏ phiếu. Tệ hơn, một nhóm thiểu số sẽ có thể quyết định tương lai của một quốc gia (thử tưởng tượng chỉ 20% cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra một chính phủ sẽ quyết định những chính sách cho đất nước của họ và của 80% cử tri còn lại trong một khoảng thời gian không hề ngắn cho đến kỳ bầu cử tiếp theo), và những người không tham gia bỏ phiếu có thể sẽ phải hối hận vì lựa chọn của mình.

Những quốc gia như Argentina, Brazil, Singapore, hay Úc …đã chọn giải pháp bầu cử bắt buộc để khiến những người không bị những động cơ nói trên thúc đẩy cũng buộc phải đi bầu bằng cách áp dụng một khoản tiền phạt nhỏ, thậm chí tước quyền công dân đồng thời qua đó thiết lập một chuẩn mực xã hội cho việc bầu cử.

Thực tiễn cho thấy, việc đi bỏ phiếu là trách nhiệm với cộng đồng, đất nước . Mỗi công dân đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ cái cộng đồng ấy. Tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ khác đều được kế thừa từ chính hành động bỏ phiếu bầu quốc hội và hội đồng nhân dân. Do đó, không đi bỏ phiếu cho thấy sự thiếu trách nhiệm của một công dân, sự thờ ơ với cộng đồng và thể hiện một thái độ thiếu trưởng thành.

Ở Việt Nam, tuy không có chế tài với hành vi không thực hiện quyền công dân này, nhưng những kẻ kích động, hô hào, xúi giục người khác không thực hiện trách nhiệm bầu cử là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *