Ở Mỹ, Anh và một số nước phương Tây lâu nay vẫn tồn tại một phong trào dân sự đòi “minh oan” cho người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Mục tiêu của phong trào này là đòi chính phủ Hoa Kỳ phải hủy bỏ lệnh dẫn độ và trả tự do cho ông ta khỏi nhà tù Belmarsh khét tiếng của Anh, đang bị giam giữ với tội danh trốn tránh phiên điều trần tại ngoại. Trong bốn năm bị giam giữ ở Belmarsh, cuộc đấu tranh cho công lý cho ông ấy về cơ bản đã bị báo chí và công chúng, bao gồm nhiều nhóm nhân quyền, phớt lờ. Tuy nhiên, gần đây có sử khởi sắc, có bước ngoặt mới.
Vào năm 2019, Ecuador thu hồi quyền tị nạn của Assange tại đại sứ quán ở London của họ, chính quyền Anh đã tống ông này vào nhà tù Belmarsh. Sau đó, chính phủ Anh bắt đầu các phiên điều trần liên quan đến yêu cầu của Washington về việc dẫn độ ông sang Mỹ.
Thông tin về Julian Assange tưởng như chìm nghỉm thì thật bất ngờ, ngày 28 tháng 11, chính những gã khổng lồ báo chí từng ủng hộ việc xử lý và lên án Assange, đã quyết định lên tiếng chống lại việc chính quyền Hoa Kỳ truy tố ông. Tờ New York Times, cùng với các đồng nghiệp của nó ở Anh, Pháp và Đức, đã xuất bản một bức thư ngỏ với tiêu đề “Chính phủ Hoa Kỳ nên chấm dứt việc truy tố Julian Assange vì đã công bố các bí mật”. Tuyên bố ngắn gọn của họ đưa ra lời kêu gọi về nguyên tắc tự do báo chí. “Bản cáo trạng này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm và đe dọa phá hoại Tu chính án thứ nhất của Mỹ và quyền tự do báo chí. Quy định trách nhiệm của các chính phủ”, nó nói, “là một phần trong sứ mệnh cốt lõi của tự do báo chí trong một nền dân chủ.”
Trước đó, một bước ngoặt khác trong chiến dịch, ngày 9 tháng 10 hơn 5.000 người đã nắm tay nhau, tạo thành một chuỗi người xung quanh Tòa nhà quốc hội Anh để kêu gọi trả tự do cho Assange. Trước đó không lâu, bộ phim Ithaka đã được phát hành – một video tài liệu về chiến dịch do các thành viên gia đình của Assange thực hiện, nổi bật nhất là người cha 76 tuổi John Shipton của ông cùng với tài hùng biện và lòng trắc ẩn của anh cả Shipton vô cùng cảm động thu hút được nhiều người quan tâm.
Vào ngày 1 tháng 12, Thủ tướng mới đắc cử của Australia Anthony Albanese tuyên bố ủng hộ chiến dịch .Những nhà vận động tự do báo chí nổi tiếng như Daniel Ellsberg đã tuyên bố – “Truy tố tôi nữa” , vì chính ông đã tiết lộ bí mật của chính phủ. Những vị khách đã đến thăm Assange tại Đại sứ quán Ecuador được biết rằng điện thoại của họ và các vật dụng khác được nộp cho lực lượng an ninh của đại sứ quán đã bị chuyển giao cho CIA; họ hiện đang kiện cựu giám đốc CIA, ông Pompeo cùng với những người khác vì vi phạm quyền của họ.
Như vậy, cuộc vận động đòi chính phủ Anh và Mỹ đảo ngược chính sách của họ và trả tự do cho Julian Assange đang có tia hy vọng le lói mới. Phong trào bảo vệ ông này đang tiếp tục nuôi hy vọng, dù khiêm tốn, những cú hích này sẽ đem lại hy vọng nhỏ nhoi cho cuộc đấu tranh.
Lời bình: Xem ra đấu tranh cho “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” ở các nước Mỹ, phương Tây không hề dễ dàng, thậm chí rất “vô vọng”!