Tức tối và cay cú với sự phát triển của Việt Nam, mỗi dịp 30/4 hay Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, một nhúm những kẻ hận thù quá khứ lại sa sức mượn lời của những kẻ tay sai nước ngoài hoặc những kẻ xâm lược đất nước để phủ nhận Chiến thắng 30/4, xuyên tạc rằng Cộng sản đã giải phóng một nền văn minh ở miền Nam Việt Nam, phủ nhận những thành quả kinh tế xã hội nhằm đặt ngược câu hỏi kiểu “ai giải phóng ai”.
Vậy thử hỏi chế độ ngụy ở miền Nam Việt Nam có thực sự giàu mạnh không? Bản chất của chế độ này như thế nào mà họ ra sức “tiếc nuối”, ôm ấp cái gọi là “quốc hận”?
Câu trả lời là không có sự giàu có và văn minh nào ở đây cả. Những cảnh áo quần, nhà xe lòe loẹt ở một vài khu phố miền Nam trước năm 1975 là ở đâu ra? Những giá trị hư ảo, vẽ vời về dân chủ, tự do, nhân bản,… thực chất ra sao?
Một nền kinh tế gọi là sung túc thì giá trị gia tăng mà nó tạo ra phải lớn hơn mức chi tiêu trong nước. Nền kinh tế của chế độ ngụy hoàn toàn không làm được điều đó thì giàu có ở chỗ nào?. Thực chất đó chỉ là những sản phẩm được sinh ra từ sự tiêu xài của những tên giê’t người, hay nói một cách khác, những kẻ giàu có ở miền Nam thời ngụy là những ký sinh trùng nhờ phục vụ cho những cuộc giê’t chóc của quân xâm lược. Một tên ngụy quyền chống cộng khét tiếng từng là cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu cho biết : “tất cả mọi việc, kể cả bầu cử tổng thống, thăng chức cho một cấp tướng, lập một thứ thuế hay hạ giá đồng nội tệ cũng phải do Mỹ quyết định”
Như vậy, mọi sự hào nhoáng ở vài khu phố miền Nam trước năm 1975 chỉ là sản phẩm của Mỹ để phục vụ xâm lược Việt Nam chứ không phải ngụy quyền đã tạo ra thứ đó.
Nhà báo Mỹ Neil Sheehan, người gây chấn động thế giới từ loạt bài phanh phui Hồ Sơ Mật Lầu Năm Góc đã cho biết như sau :
– Để nuôi sống hàng trăm nghìn binh lính ở cách xa nhà 15.000km có 3 bữa tươi và sữa thì phải có số lượng lớn nhà máy đông lạnh. Các công ty Mỹ được quân đội chi tiền để lắp ráp 3 nhà máy sữa, hơn 40 nhà máy kem ở miền Nam.
Lính Mỹ được ăn nóng ngay tại nơi càn quét thì việc làm dịch vụ cho những bữa ăn đó cũng tạo ra một nguồn lợi khổng lồ.
– Để đáp ứng cho các nhu cầu khác của quân xâm lược, cần phải xây dựng cả một hệ thống giải trí, nhà chiếu phim, bowling, CLB… có đủ Soda, bia rượu, kem trứng…và nhiều khối đá để giữ lạnh những thứ đó.
Năm 1966 riêng các hãng XD Mỹ đã dùng 50.000 công nhân Việt Nam, năm 1967 là 8.500 kỹ thuật viên, chưa kể nhiều ngàn người của các tổ chức khác.
Riêng lính Mỹ cũng cần phải có người giúp việc, giặt quần áo, đánh giày, lau chùi nhà cửa, làm bếp, phục vụ nhà ăn và CLB lính Mỹ. Đây là cả một ngành dịch vụ kếch xù. Chỉ riêng ở Long Bình đã có 2 vạn người phục vụ.
– Quân Mỹ đến là có thêm nhu cầu giải trí của đám người này. Ưu tiên của của lính Mỹ là mại dâm, ma cô và taxi đưa chúng đi thác loạn. Nhà chứa nở rộ ở xung quanh các trại lính.
Ngoài 40 nhà máy kem, Mỹ phải gửi thêm 40 nhà máy làm đá để phục vụ ăn uống nhưng vẫn chưa đủ. Có vị tướng lao vào cung ứng nước đá tới mức ông ta nổi tiếng với biệt danh Tướng đá.
Một đội quân giiê’t người tiêu tốn 33 tỷ USD/1 năm thì đây là mỏ vàng khổng lồ cho ngụy quyền và người Hoa khai thác, chưa kể tướng tá ngụy trực tiếp bòn rút tiền của Mỹ.
Sheehan cho biết thêm : “các ông tướng Sài Gòn, Hoa kiều và những tay lừa đảo đánh chén như hộ pháp của sự tha hóa. Vợ chồng Thiệu đã vơ vét được nhiều tới mức họ mua được cả một nhà băng…”
“Có cả những công chức Nam Việt Nam đưa cả vợ vào “phục vụ” cho viên chức Mỹ để kiếm được những hợp đồng béo bở.. ”
Đó là những loài ký sinh tr°ùng vớ bẫm từ t°ội ác chiến tranh, còn cuộc sống của binh sỹ và dân chúng thì sao ?
Họ có giàu và “văn minh” như các thợ làm văn phản bội đang ca ngợi chế độ ngụy không? Sheehan cho biết như sau :
– lính ngụy thường ăn cắp của dân mỗi khi đi càn… Một số binh lính đau bệnh phải sống chung với chấy rận và nhà vệ sinh lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.
– “Rác rưởi ít khi được thu lượm, chất đống ở Sài Gòn. Đêm khuya, mỗi khi có người đi qua thì chuuột chạy thành từng đàn…”
Còn Frank Snepp, cựu chuyên gia CIA thì cho biết : “đường phố Sài Gòn năm 1972, mùi nước tiểu bốc lên từ các con phố chính dù có xe thành phố phun nước và hốt rác…, giao thông hỗn độn và dễ làm chết người.”
Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy của tên cố vấn Nguyễn Tiến Hưng mô tả thật bẽ bàng : “tình trạng lệ thuộc là một thứ ma túy ăn sâu vào guồng máy chính trị Sài Gòn. Khi Mỹ đi rồi, Sài Gòn giống như người bị thiếu thuốc, phải vật vã. Cố vấn Mỹ đi rồi, căn cứ Mỹ, Úc, Hàn bỏ trống như thành phố ma. Không còn xe tải chở lính Mỹ về Sài gòn nghỉ phép nữa, không còn trông đợi được ở đâu.
Mùa hè năm 1973, nền kinh tế của miền Nam đã liệt quệ, không thể đương đầu với nạn thất nghiệp trầm trọng ở Sài Gòn.
Nhà Sử học Mỹ Stanlay I Kutler mô tả thực trạng chế độ ngụy trong cuốn Encyclopedia of the Vietnam war, trang 601 như sau : “đối với nhiều người dân Nam Việt Nam thì cuộc sống ngày càng khó khăn. Năm 1972 có khoảng 800.000 trẻ em mồ cô lang thang ở SG và các Tp khác của Nam Việt Nam, chúng sống bằng nghề ăn mày, bới rác, đánh giày, móc túi và dẫn khách làng chơi cho chính chị gái hoặc mẹ của chúng. Có khoảng 500.000 gái mại d°âm và gái bar, nhiều người trong số đó là vợ của các quân nhân Nam Việt Nam.
Năm 1974 thì nạn đói đã lan ra khắp miền Nam. Một cuộc khảo sát của sinh viên Ca.Tô giáo cho thấy : chỉ có 1/5 số hộ ở SG và Tân Định là khá giả và đủ ăn, một nửa là các hộ có một bữa cơm và một bữa cháo, số gia đình còn lại là các hộ đói “.
Tất cả cái gọi là “nền văn minh giàu có” của chế độ ngụy đã bị phơi bày, và Ai Giải Phóng Ai như câu nói như kẻ phản động dãn nhãn nhà văn Nguyễn Quang Lập đã quá rõ ràng.
Một chế độ mà những kẻ sống tầm gửi vào tội ác thì giàu ú, còn binh sỹ thì phải sống với chấy rận, phải đi ăn trộm gà, phải sống nhờ dọn nhà cho lính Mỹ, thậm chí phải hiến cả vợ cho người Mỹ thì không thể gọi là phồn vinh được.
Những kẻ muốn ở đợ ngoại bang, họ cố sức bợ đỡ cha nuôi thì đương nhiên họ dám chửi cả cha đẻ mình. Bộ máy ngụy quyền mà họ ra sức ca ngợi chỉ là một ổ nhóm tội ác, chống lại nhân dân để thu lợi riêng.
Những kẻ phục vụ ngoại bang giê’t hại đồng bào bị xóa bỏ là điều tất yếu của lịch sử !