Vạch trần bản chất những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá đất nước.
Thời gian qua, người dân VN vô cùng bức xúc trước các buổi lễ cầu nguyện cho “Công lý và hòa bình” mà tổ chức hàng trăm buổi rao giảng xuyên tạc, chống phá đất nước của những kẻ như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Toản… với sự góp mặt, hưởng ửng, lan truyền của “các nhà hoạt động dân chủ VN”. Vạch trần bản chất những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá đất nước
Đây chỉ là một trong những hoạt động tiêu biểu mà những kẻ bất mãn, chống đối trong nước câu kết, với một số linh mục, chức sắc lợi dụng vấn đề tôn giáo thực hiện nhằm đưa tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam để các thế lực thù địch sử dụng đăng tải trên các trang web, blog, mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Việt Nam. Có thể khái quát qua một số hiện tượng lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, chống phá VN ta như:
Các báo, đài phản động đứng chân ở địa bàn nước ngoài như “Chân trời mới”, RFA, RFI, “Châu Á tự do”… thường xuyên tiếp cận, phỏng vấn các đối tượng phản động, chống đối và chức sắc cực đoan trong nước để thu thập tin tức, tư liệu rồi tìm cách lắp ghép, thổi phồng, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Các thông tin sai lệch, xuyên tạc thường được thu thập từ chính số đối tượng chống đối trong nước và đã được các tổ chức NGO quốc tế như: Theo dõi nhân quyền (HRW), Nhà Tự do (FH), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Ân xá quốc tế (AI)… sử dụng làm thông tin đưa vào các báo cáo thường niên, thông cáo báo chí, tuyên bố…, qua đó tiếp tay cho hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc vấn đề bảo đảm nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đây là hoạt động mang tính chất “mở đường”, tạo nền tảng cho các bước đi tiếp theo trong lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo chống phá Nhà nước.
Họ gây dư luận, tạo cớ sử dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo làm điều kiện để gây sức ép, can thiệp vào nội bộ VN.
Họ ngụy biện rằng, các điều luật về an ninh quốc gia của Việt Nam có nội dung “mơ hồ” nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội; trái với quy định của Luật nhân quyền quốc tế và đề nghị Việt Nam sửa đổi, hủy bỏ. Trong lĩnh vực tôn giáo, họ tìm cách tác động vào quá trình xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng triển khai dự án hợp tác, tài trợ để tiếp cận các cơ quan tư pháp, lập pháp và tìm cách kết nối với số sinh viên, cán bộ học tập, đào tạo tại nước ngoài, nhất là số sinh viên, cán bộ học tập, công tác về lĩnh vực pháp luật nhằm tác động, tạo tiền đề, yếu tố thay đổi hệ thống pháp luật Việt Nam…
Một số người trong chính giới các nước thiếu thiện chí với Việt Nam thường có những phát biểu xuyên tạc, vận động Chính phủ, Quốc hội Mỹ, EU và một số nước phương Tây lồng ghép vấn đề nhân quyền trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại với Việt Nam như Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam – EU, Hiệp định thương mại tự do (EFTA) giữa Việt Nam với 4 nước (Na Uy, Thụy Sĩ, Lechtenstein và Iceland); gắn các điều kiện về kinh tế với đòi hỏi về nhân quyền. Ngoài ra, họ khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC) để áp dụng các biện pháp “trừng phạt” đối với nước ta.
Họ cho ra đời hàng loạt các hội nhóm núp dưới danh nghĩa đấu tranh dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm gây dựng lực lượng chống lại chế độ.
Họ vu cáo “Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo” làm cái cớ để tập hợp các đối tượng phản động, chống đối vi phạm pháp luật bị ta xử lý, thông qua đó hình thành các tổ chức dưới danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền” như “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Nhóm công nhân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”, “Văn phòng Công lý và hòa bình”, “Hội đồng liên tôn Việt Nam”, “Truyền thông cứu thế”… Thực chất đây là các hội, nhóm bất hợp pháp, được các đối tượng phản động trong và ngoài nước hậu thuẫn, hoạt động theo khuynh hướng “xã hội dân sự”, tách khỏi sự quản lý của nhà nước, chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước với việc ra yêu sách “dân chủ, nhân quyền”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “bảo vệ chủ quyền”, “bảo vệ môi trường”…
Có thể nói, cùng với quá trình đẩy mạnh giao lưu, giao thương quốc tế, Việt Nam đã mở lòng, mời các đoàn tôn giáo LHQ, Mỹ, phương Tây đến VN trực tiếp tìm hiểu, đối thoại; thông qua các cơ chế, diễn đàn nhân quyền, tôn giáo quốc tế để đưa thông tin đúng đắn, đầy đủ về tình hình tự do tôn giáo ở VN ra sao, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, ít nhiều đã khiến các chính khách, nhân viên, truyền thông quốc tế nhìn nhận tích cực, đa chiều hơn, giảm hẳn những chính khách đòi bảo trợ hay công khai cổ súy những linh mục cực đoan như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam…từ đó giảm hẳn đi những đòi hỏi vô lý, can thiệp thô thiển vào Việt Nam các các nhà hoạt động, chính khách phương Tây kia.
Tuy nhiên, muốn nói gì thì nói, ác cảm do cho rằng VN chế độ độc đảng, cộng sản luôn đàn áp, bóp nghẹt tự do ngôn luận vốn đã được truyền thông, giáo dục phương Tây nhồi nhét không thể một sớm một chiều.
Thêm vào đó, những tổ chức, cá nhân chống phá VN điên cuồng vì hận thù chế độ, vì động cơ cá nhân, vì lợi ích vật chất lại đang ngày ngày tác động, vận động vào các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhà hoạt động thế giới bằng các báo cáo, tài liệu, thông tin bóp méo, xuyên tạc nên việc mỗi người dân, mỗi cơ quan truyền thông cần đồng lòng giúp Nhà nước lên tiếng nói khách quan, vạch trần bản chất, thủ đoạn, chiêu trò của những kẻ bất mãn, phản động, chống phá kia
Tác giả: Ngọc Khuê