Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
13469

Vaccine và hậu vaccine – những hệ lụy

Hiện, thế giới có hơn 140 loại vaccine đang được phát triển và ít nhất 13 loại đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người và đều cho các kết quả hứa hẹn. Với tốc độ bào chế vaccine khả quan như hiện nay cho thấy có nhiều khả năng sẽ có vaccine hàng loạt và tiêm chủng đại trà cho người dân vào năm 2021.

Bài toán với nước nghèo và người nghèo

Một cuộc đua khác cũng khốc liệt không kém, đó là cuộc đua “đặt cọc” giữa các nước giàu, sẵn sàng dốc hầu bao để sở hữu vaccine sớm nhất có thể. Ngay trong ngày đầu thông báo, Nga công bố đã có hơn 20 nước trên thế giới đặt mua hơn 1 tỷ liều vaccine. Các giao dịch vaccine hàng tỷ USD liên tục được thực hiện trong những ngày qua, cho thấy đang diễn ra một “cơn khát vaccine” trên toàn cầu, với hi vọng đây sẽ là phép màu giúp các nước dập tắt ngay dịch bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hệ lụy nhãn tiền của cuộc đua này là vấn đề giá cả leo thang và đặt ra vấn đề “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, khi các quốc gia và khu vực chỉ vì lợi ích riêng, tìm cách thu mua vaccine để cung cấp cho toàn bộ dân số nước họ, thay vì chia sẻ với các nước khác và bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất trước tiên.

Đối với các nước nghèo, muốn tiếp cận vaccine  dường như khá xa vời. Nhiều chuyên gia dự tính giá thành một liều vaccine COVID-19 trên thị trường có thể từ 50-60 USD. Các nước nghèo sẽ không có đủ khả năng tài chính để mua hàng triệu liều cần thiết. Và ngay cả khi giá cả tăng cao, vaccine COVID-19 cũng sẽ rơi vào tình trạng cung không đủ cầu trong đại dịch.

Vaccine liệu có tới tay người nghèo

Vaccine ngừa COVID-19 được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử y học. Ngay sau khi Nga nổ phát súng đầu tiên, hàng loạt quốc gia cũng gấp rút các kế hoạch nhằm tiến tới vạch đích. Trong cuộc đua này, Trung Quốc bám đuổi sít sao Nga, trong khi Tập đoàn nghiên cứu vaccine của Anh AstraZeneca cũng nhận được những hợp đồng đặt cọc khổng lồ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều tự đặt ra tiêu chuẩn và tự công bố, không công nhận và hoài nghi lẫn nhau, không hợp tác và không chia sẻ thông tin để cùng nghiên cứu và phát triển vaccine.

Nếu quá trình nghiên cứu phát triển và phân phối vaccine trên toàn cầu không tập trung vào việc cứu sống con người, mà chỉ hướng đến việc tìm kiếm thị trường và lợi ích kinh tế, thì nhiều nước nghèo và thu nhập trung bình sẽ khó có được vaccine để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, ngày càng khó khăn hơn dưới tác động của dịch bệnh và dịch bệnh rõ ràng vẫn tiếp diễn trên phạm vi toàn cầu

Vaccine ngừa COVID-19 phải có hiệu quả cao hơn 70% hoặc thậm chí 80% mới hiệu quả

Thực tế cho thấy, hiệu quả của các vaccine cúm trước đây chỉ ở mức 20 đến 60%,  trong khi vaccine sởi là 97%. Do đó, theo giới chuyên gia, vaccine ngừa COVID-19 phải có hiệu quả cao hơn 70% hoặc thậm chí 80% mới có thể giảm xu hướng dịch bệnh. Trong khi đó, vaccine mới đưa vào sử dụng khả năng hiệu quả sẽ chưa cao, tức chỉ giúp làm chậm đại dịch chứ không khiến virus corona biến mất. Hiệu quả của bất cứ loại vaccine nào cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu virus biến đổi không ngừng, hay sản phẩm vaccine đầu tiên đưa ra thị trường chỉ cung cấp khả năng miễn dịch trong ngắn hạn. Điều đáng lo ngại nhất là vaccine sẽ trở thành lời bào chữa cho tâm lý chủ quan, không tôn trọng các quy định giãn cách xã hội, không đeo khẩu trang – những biện pháp vốn đơn giản những rất hiệu quả để kiểm soát dịch.

Cuộc chiến tìm vaccine đang biến thành cuộc đua của các quốc gia

Câu hỏi tiếp theo là vấn đề phân phối vaccine công bằng. Trong khi dịch bệnh vốn không có biên giới, đặc biệt trong một thế giới toàn cầu hóa, các nền kinh tế có sự gắn kết và tương tác lẫn nhau. Mặc dù tìm mọi cách sớm sở hữu vaccine, các nước giàu tìm vẫn không thể trở thành “thiên đường an toàn” trước virus nếu các nước nghèo vẫn đứng trước nguy cơ lây nhiễm. Nếu một nhóm các quốc gia, hoặc thậm chí 30 hay 40 quốc gia có được vaccine, nhưng hơn 150 nước khác không có, thì đại dịch này vẫn sẽ hoành hành. Thậm chí chính trong một quốc gia, một nhóm người miễn dịch trong khi dịch bệnh lây lan rộng tại những cộng đồng người nghèo khó thì cuộc chiến vẫn rất phức tạp.

Cần chuẩn bị cho mọi tình huống

Nhiều phương thức khác nhau để chống dịch, như cách ly và phong tỏa, tăng cường theo dõi và giám sát, vận động toàn dân đeo khẩu trang, tăng cường giãn cách xã hội, duy trì đóng cửa trường học và ngừng sản xuất kinh doanh… đã được các nước áp dụng. Những biện pháp này một mặt không thể loại bỏ cơ bản virus, kiểm soát dịch bệnh; mặt khác, lại gây sác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội. Nhiều nước do thiếu dứt khoát trong quá trình triển khai thực tế, không thực hiện thường xuyên, nên đã bỏ lỡ cơ hội vàng trong phòng, chống dịch và khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành xã hội. Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan không ngừng, việc người dân thế giới khao khát có một loại vaccine ngừa virus là điều dễ hiểu. Có nhiều lý do để người dân lạc quan, song sẽ rất nguy hiểm nếu tin rằng việc tiêm vaccine có thể kiểm soát được đại dịch.

Câu hỏi tiếp theo là vấn đề phân phối vaccine công bằng. Trong khi dịch bệnh vốn không có biên giới, đặc biệt trong một thế giới toàn cầu hóa, các nền kinh tế có sự gắn kết và tương tác lẫn nhau. Mặc dù tìm mọi cách sớm sở hữu vaccine, các nước giàu tìm vẫn không thể trở thành “thiên đường an toàn” trước virus nếu các nước nghèo vẫn đứng trước nguy cơ lây nhiễm. Nếu một nhóm các quốc gia, hoặc thậm chí 30 hay 40 quốc gia có được vaccine, nhưng hơn 150 nước khác không có, thì đại dịch này vẫn sẽ hoành hành. Thậm chí chính trong một quốc gia, một nhóm người miễn dịch trong khi dịch bệnh lây lan rộng tại những cộng đồng người nghèo khó thì cuộc chiến vẫn rất phức tạp.

Vaccine là một bước tiến lớn giúp người dân hướng tới việc quay trở lại cuộc sống bình thường trước đại dịch. Các quốc gia cần chuẩn bị cho thực tế này và lên kế hoạch cho mọi tình hình hình huống xảy ra trong đó mọi mục tiêu cần hướng tới bảo đảm quyền con người nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương, nhóm người nghèo trong xã hội thường dễ bị bỏ quên và phải chịu những tổn thương kép trong đại dịch này.

Mỹ Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *