Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17630

Phản ứng ấn tượng với COVID-19 củng cố vị trí lãnh đạo của Việt Nam

Đây là khẳng định của mạng Foreign Policy trong bài viết nhan đề “Vietnam steps up to take ASEAN leadership role” (tạm dịch là Việt Nam từng bước nắm vai trò lãnh đạo ASEAN) đăng tải hôm 31-7.

Mở đầu bài viết, tác giả cho hay, Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 từ tháng 11 năm ngoái và đây có lẽ là năm thách thức nhất đối với các quốc gia từng đảm nhận vai trò này. “Đại dịch COVID-19 đã thay đổi bản chất của ngoại giao, đặc biệt là phong cách mà ASEAN ưa thích nhất: tham vấn thường xuyên, đàm phán không chính thức và xây dựng lòng tin thông qua các cuộc họp… Nhưng một thách thức thậm chí còn lớn hơn đối với phong cách ngoại giao thông thường của ASEAN chính là việc ASEAN đã được đặt giữa những căng thẳng Mỹ- Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng tăng gây nguy hiểm cho hợp tác kinh tế và thương mại khu vực; góp phần vào ý thức đối đầu và không thể đoán trước được hành vi quốc tế. Khi cả Washington và Bắc Kinh leo thang xung đột và các kênh song phương co lại, các diễn đàn đa phương đang trở thành những ủy nhiệm cho tranh chấp của họ”, bài báo viết.

Một chương trình biểu diễn văn nghệ trong lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội ngày 26 tháng 6

Nhưng Việt Nam đã chuẩn bị tốt cho những thách thức và cho năm quan trọng với vi trò là Chủ tịch ASEAN và là  thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ). Theo đánh giá của mạng Foreign Policy, nhiều lần, Việt Nam đã chứng tỏ khả năng tổ chức các diễn đàn quan trọng trong khu vực và thậm chí các cuộc họp cấp cao có tầm quan trọng toàn cầu, như hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội hồi tháng 2-2019.

“Và ngoài chiếc ghế Chủ tịch ASEAN, nhiều người đã hy vọng rằng Việt Nam có thể đóng vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn trong khu vực”, Foreign Policy nhấn mạnh và cho biết thêm rằng: “Trên thực tế, Việt Nam, với phản ứng ấn tượng chống COVID-19, đã nhận được sự tôn trọng và công nhận hơn nữa từ các nước láng giềng, bao gồm cả những nước giàu có và phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Sự phục hồi sớm và hiệu quả của Việt Nam đặt nước này ở một vị trí tốt hơn để suy nghĩ vượt ra ngoài quản lý khủng hoảng và có thêm băng thông chiến lược cho các vấn đề khu vực. Các nhà kinh tế từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự đoán rằng Việt Nam có cơ hội cao nhất trong khu vực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch COVID-19. Đây là một sự thay đổi đáng kể trong vị trí của Việt Nam tại ASEAN”.

hủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ở Biển Đông và cho biết ASEAN đang nỗ lực thiết lập một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả với Trung Quốc

Nói thêm về mặt ngoại giao, mạng Foreign Policy nhận định rằng Việt Nam cũng đã và đang chiếm một vai trò quan trọng hơn: “Chính phủ Việt Nam rất coi trọng các quy tắc của ASEAN, duy trì chính sách đối ngoại nhất quán và đã đẩy mạnh xã hội hóa các quy tắc này cho các thành viên mới hơn. Cam kết đối với an ninh khu vực không thay đổi cho thấy Việt Nam rất muốn duy trì vai trò của ASEAN trong an ninh và các vấn đề quốc tế”. Nhắc lại việc tuyên bố chung của ASEAN bày tỏ mối quan ngại về những phát triển gần đây trên Biển Đông, nhất là những hành động đơn phương của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, bài báo cho hay, làn sóng khiếu nại chính thức gần đây lên LHQ bác bỏ yêu sách quá mức của Trung Quốc tại Biển Đông cho thấy một dấu hiệu thành công trong chính sách quốc tế hóa các tranh chấp và giữ Biển Đông là một vấn đề an ninh khu vực, chứ không phải là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia yêu sách Đông Nam Á.

Huyền Chi

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *