Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19818

Trung Quốc liên tục tố Hoa Kỳ chà đạp “các quy tắc quốc tế” của WTO

 

Thời gian qua, Trung Quốc đã tung ra hàng loạt các bài báo, phóng sự, phỏng vấn chuyên gia lên án Hoa Kỳ chà đạp các phán quyết của WTO, như “An ninh quốc gia’ trở thành lá chắn để Mỹ chà đạp luật lệ WTO”, Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng phán quyết của WTO về ghi nhãn sản phẩm HK, Các thành viên WTO nên cùng nhau bảo vệ thẩm quyền của hệ thống thương mại đa phương, hoặc xã luận Global Times “Phán quyết của WTO bác bỏ ‘các quy tắc quốc tế’ kiểu Mỹ”,..tố cáo Hoa Kỳ đã viện dẫn lý do an ninh quốc gia để bác bỏ, không tuân thủ các phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan đến các vụ kiện tranh chấp thương mại mà Trung Quốc kiện Hoa Kỳ.

Cụ thể, mới đây nhất, WTO ra phán quyết lần thứ hai trong vòng một tháng bác bỏ chính sách phân biệt đối xử mà Mỹ áp dụng đối với các sản phẩm liên quan với lý do “an ninh quốc gia”, liên quan đến yêu cầu bắt buộc của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của Hồng Kông phải được dán nhãn “Made in China”. Trung Quốc lên án Hoa Kỳ áp dụng chủ nghĩa ngoại lệ về an ninh quốc gia khiến Trung Quốc trở thành nạn nhân của việc Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế những năm gần đây.

Trung Quốc cho rằng, tình trạng của Hồng Kông với tư cách là một lãnh thổ hải quan riêng biệt được chính phủ Trung Quốc phê duyệt, được xác nhận bởi Luật cơ bản của Hồng Kông và được thiết lập bởi các quy tắc đa phương của WTO. Việc đánh dấu “Made in Hong Kong” trên các sản phẩm của Hong Kong đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi trong nhiều năm và nó cũng cung cấp cho người tiêu dùng một nơi xuất xứ rõ ràng và chính xác. Năm 2020, chính quyền Donald Trump đơn phương yêu cầu các sản phẩm Hồng Kông xuất khẩu sang Mỹ phải sửa đổi nhãn xuất xứ với lý do tình hình Hồng Kông lúc đó đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ, nhằm làm mất uy tín của “Một quốc gia, Hai hệ thống.” Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sau nhiều lần liên lạc với Hoa Kỳ nhưng vô ích.

Liên quan đến phán quyết mới nhất của WTO, lần này Washington đã ngừng nói về “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” mà một lần nữa tuyên bố rằng nhóm chuyên gia của WTO “không có quyền” xem xét các vấn đề an ninh quốc gia, thậm chí còn cho rằng phán quyết này càng nhấn mạnh thêm nhu cầu “cải cách cơ bản của WTO”. Trung Quốc lên án Hoa Kỳ luôn sử dụng cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ để trấn áp Trung Quốc nhưng đến phiên nó, Hoa Kỳ lại cho mình là một ngoại lệ?

Trung Quốc tố rằng quy tắc của WTO về “điều khoản ngoại lệ an ninh quốc gia” thực sự tương đối mơ hồ, tạo cơ hội và không gian để Mỹ lạm dụng nó.  Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai thậm chí còn cảnh báo rằng do WTO đưa ra phán quyết không có lợi cho “quyền chủ quyền” của Mỹ nên WTO đang đi trên “tảng băng rất, rất mỏng”. Đây là sự đe dọa “trần trụi” với tổ chức uy tín, đồ sộ của thế giới. Hành động này của Hoa Kỳ khiến quốc gia này trở thành rủi ro lớn nhất đối với hoạt động bình thường của WTO.

Trung Quốc chế giễu WTO và tiền thân của nó, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, được thành lập dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, nhưng giờ đây, những người Mỹ ngày càng thiếu tin tưởng trước sự phát triển của Trung Quốc đã bắt đầu cảm thấy rằng WTO bị người Trung Quốc lợi dụng. Một số quan điểm rất cấp tiến đã xuất hiện, chẳng hạn như “đá Trung Quốc ra khỏi WTO” hoặc đơn giản là giải tán WTO. Chính phủ Hoa Kỳ cũng ngày càng trở nên mất kiên nhẫn với WTO và thường tỏ ra cực kỳ phản đối việc chia sẻ trách nhiệm.Việc này là minh chứng Hoa Kỳ đã trở thành kẻ phá hoại hệ thống thương mại đa phương, kẻ thao túng tiêu chuẩn kép trong chính sách công nghiệp, kẻ phá vỡ chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, đồng thời là bậc thầy bắt nạt đơn phương.

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *