Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36356

Trò hề của cái gọi là “phe thân Trung Quốc”

Từ nhiều năm nay, giới dân chửi đã xem chuyện biển đảo, chủ quyền như một quân bài chủ để chống chế độ. Trong suốt 8 năm ròng, từ 2011 đến 2018, họ đã không ngừng tổ chức các cuộc biểu tình lấy danh nghĩa là “chống Trung Quốc”, “bảo vệ biển đảo”, nhưng luôn cài cắm mục đích tuyển người cho các tổ chức chống cộng. Sau giai đoạn đó, thấy không thể tổ chức biểu tình trở lại, họ lại tận dụng quân bài này theo một hướng khác, khi tung tin đồn rằng quan chức này, lãnh đạo kia “thân Trung Quốc”, “được hậu thuẫn bởi Trung Quốc”. Chẳng hạn, nhân kỷ niệm 49 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa (19/01/1974 – 19/01/2023), fanpage của đảng Việt Tân đã đăng một bài viết có tựa đề “Bao giờ trở lại Hoàng Sa”. Trong bài, họ tung tin đồn rằng Trung Quốc đang tác động để nhà nước Việt Nam loại trừ các lãnh đạo “chống Trung Quốc”.

Bài viết có đoạn:

“Một điều mà ít người nhận ra là giai đoạn 2011 đến 2018, giới chức CSVN xuất hiện những nhân vật nổi trội trên truyền thông và được lòng dân bởi những phát ngôn về chủ quyền quốc gia, về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, tất cả những nhân vật này, sau đó, đều có những kết cục không có hậu trên sân khấu chính trị, mà ví dụ tiêu biểu là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trần Đại Quang, 2 ông phó thủ tướng Phạm Bình Mình và Vũ Đức Đam, tướng Trương Giang Long…

…Giai đoạn này, có thể nói chủ quyền biển đảo và Hoàng sa, Trường sa… là những cụm từ hot trend của giới chức…

…Năm nay, không một vòng hoa được thả xuống biển tưởng nhớ 75 người lính VNCH đã ngã xuống bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng, không có một lãnh đạo “đảng và nhà nước” nào còn nhắc đến “Hải chiến Hoàng Sa” 49 năm trước. (…) Thay vào đó, là hàng loạt những hiệp định hợp tác toàn diện với Trung Quốc được ông Nguyễn Phú Trọng trực tiếp ký kết, từ vấn đề an ninh quốc phòng, biển đảo, biên giới đến các vấn đề kinh tế hệ trọng như ngân hàng, tài chính, đào tạo cán bộ, xuất bản, văn hóa…”

Trước khi xem xét những cáo buộc vừa nêu của giới dân chửi, ta hãy xem họ ăn nói bất nhất ra sao. Hôm nay, khi các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam… đã ngừng giữ chức vụ vì nhiều lý do, giới dân chửi mới đơm đặt rằng đây là những gương mặt “chống Trung Quốc” bị phe “thân Trung Quốc” loại trừ khỏi hàng ngũ lãnh đạo. Nhưng khi những vị vừa kể còn đương chức, thì giới dân chửi nhìn họ với thái độ nào? Như một con vẹt, nhà dân chửi nào cũng rập khuôn quy kết họ là thành phần “thân Trung Quốc”.

Chẳng hạn, bất cứ ai tỉnh táo đều nhớ rằng chuỗi biểu tình 2011-2018 ít nhiều xuất phát từ các hoạt động của trang Bauxite Việt Nam – một trang cáo buộc rằng cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “quy phục Trung Quốc” trong dự án khai thác bauxite trên Tây Nguyên. Thời điểm đó, nhà dân chửi Cù Huy Hà Vũ còn đâm đơn kiện ông Dũng về tội “bán bauxite cho Trung Quốc”. Bây giờ giới dân chửi lại xem ông Dũng là “người chống Trung Quốc”, thế là thế nào? Phải chăng các nhà dân chửi đã tự tẩy não mình để bịa chuyện công kích chế độ mà không thấy ngượng?

Năm 2016, Bùi Thanh Hiếu tung tin đồn rằng ông Trần Đại Quang “thân Trung Quốc”. Năm 2018, đến lượt Việt Tân làm vậy với ông Vũ Đức Đam. Những chuyện này giới dân chửi đã quên rồi? Khi giới dân chửi tùy tiện đổi trắng thay đen như phường lừa đảo, hoặc nói trước quên sau như kẻ mất trí, thì họ có nên tiếp tục bàn về tương lai đất nước hay không?

Để kết thúc câu chuyện này, xin trích vài ý kiến trong một bài viết cũ mang tựa đề “Không có đấu đá nội bộ thân-chống Trung Quốc”, được đăng tải trên trang VOA tiếng Việt, vốn rất gần gũi với các nhà dân chửi:

“Trong các diễn đàn trên mạng, dư luận và một số nhà quan sát đưa ra phỏng đoán rằng động thái mới cho thấy trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, khuynh hướng kiện Trung Quốc về ranh giới trên biển đang thắng thế, còn phe phái bị xem là “thân Tàu” đang yếu thế.

Tuy nhiên, hai chuyên gia am hiểu Việt Nam và Biển Đông nói trong các cuộc phỏng vấn riêng rẽ của VOA rằng họ không đồng ý về phỏng đoán kể trên.

“Trong nội bộ chính quyền Việt Nam sẽ có những người có quan điểm muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng cũng có những người muốn mềm mỏng hơn, ứng xử khéo léo hơn với Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó không nhất thiết dẫn đến việc chúng ta phải gắn nhãn họ là thân Trung Quốc hay chống Trung Quốc”, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEA -Yusof Ishak đặt tại Singapore, nói với VOA.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *