Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, dân tộc ta đã phải chịu sự dòm ngó của các thế lực ngoại bang vì vị trí chiến lược của mình. Nói như GS. TrầnVăn Giàu “Việt Nam ở cái thế địa – chính trị như vậy nên bắt buộc phải như vậy”.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng giặc Tàu là kẻ thù truyền kiếp. Điều đó, làm cho máu “ Bài Tàu” in sâu vào máu của dân tộc này. Bởi thế mà khi nói đến Tàu, đa số người dân sẽ nghĩ đến xâm lược, với cai trị, với đồng hóa, nói chung là với những gì xấu nhất. Vậy tư duy ấy đúng hay sai? Có tư tưởng cảnh giác với âm mưu xâm lược của Trung Quốc cũng như các thế lực ngoại bang khác là tốt, nhưng “Bài Tàu” một cách cực đoan, siêu hình, phiến diện là việc làm không nên nếu không muốn nói là Ngu ngốc.
Lịch sử đã chứng minh, khi nào chúng ta hòa hiếu với Trung Quốc thì khi đấy chúng ta sẽ phát triển, hòa bình. Khi nào đất nước chúng ta bất ổn, căng thẳng với Trung Quốc thì khi đấy Trung Quốc sẽ xâm chiếm chúng ta. Vì thế theo Đồng chí Lê Duẩn, “Việt Nam vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc vì đó là điều đảm bảo cho sự sinh tồn của cả dân tộc Việt Nam”.
Quan điểm ấy đưa ra vào năm 1963, xem xét quan điểm ấy trong cả tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam ta thấy được tính đúng đắn của nó.
Không phải tự nhiên mà trong truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt, tổ tiên ta lại thừa nhận dân tộc Việt phương Nam là anh em, họ hàng với dân tộc Hoa Hạ phương Bắc. Không phải tự nhiên mà sau khi đánh giặc phương Bắc “sạch không kình ngạc”, “ tan tác chim muông” các triều đại phong kiến Việt Nam lại phải kết mối bang giao với phương Bắc. Không phải tự nhiên mà Vua Quang Trung sau khi đánh thắng 29 vạn quân Thanh lại đem thư sang cầu hòa, xin vua Càng Long gả công chúa. Thế các bậc tiền nhân trước kia làm vậy là sai chăng? Thế họ làm vậy là nhu nhược là hèn yếu chăng? Tổ tiên chúng ta làm như vậy là mất cảnh giác ư? Đó là vấn đề của lịch sử, và lịch sử đã trả lời là KHÔNG. Có thể khẳng định rằng, ngay từ xa xưa việc hòa hảo với Trung Quốc là cực kỳ quan trọng đối với nước ta. Có hòa bình, hòa hiếu với anh bạn Phương Bắc thì chúng ta mới có điều kiện ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta lệ thuộc, là chúng ta bị Trung Quốc chi phối. Như Thái Hậu Dương Vân Nga từng nói “đất này có chủ, nước này có vua, thần dân có xã tắc khuông phò…đất hẹp, người thưa nhưng không là tiểu nhược”.
Ôn cố tri tân, bởi vì lịch sử không chỉ là những cái đã qua mà còn là thầy dạy cho chúng ta hiểu hiện tại và giúp chúng ta dự báo cả tương lai. Như đã nói ở trên, máu bài tàu đã ngấm vào “gen” của dân tộc này rồi. Điều đó không có nghĩa là ai cũng bài tàu cực đoan như các nhà dân chủ, me tây, trí thức hết thời và các trang mạng xã hội Việt Nam. Bọn họ KHỐN NẠN ấy cứ ra rả giọng điệu nào là ĐCS bán đất cho Tàu, lệ thuộc TQ, có dính đến TQ thì là xấu, Việt Nam tuyệt đối KHÔNG làm ăn, hơp tác với Trung Quốc. Thế theo các bạn Việt Nam nên theo Mỹ, theo Phương Tây, dựa vào đó để chống TQ thì mới được ư? Nếu nó giúp thì năm 1974, nó đã không dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc, nếu nó giúp thì nó không đến năm 1995 mới gỡ bỏ cấm vận Việt Nam, nếu nó giúp thì đã không đánh hội đồng Việt Nam tại Liên Hiệp quốc vì vấn đề Campuchia…
Hơn ai hết, những nhà lãnh đạo Việt Nam biết rằng, sẽ là thảm họa nếu liên kết với nước này để chống lại nước kia. Vì thế Việt Nam luôn kiên định đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Nói đơn giản dễ hiểu là Việt Nam hợp tác, quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, không phân biệt thể chế chính trị; đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, đó là chính sách “Ngoại giao cây tre” cực kỳ đúng đắn của Việt Nam.