Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
24494

“Tiêu chuẩn kép” trong vấn đề tự do ngôn luận và tự do bầu cử, qua trường hợp Phạm Đoan Trang

 

Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một nhà trọ ở Tp.HCM, và bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Do Trang từng giữ vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam – như VOICE, Luật khoa Tạp chí, NXB Tự Do…nên giới chống đối đã tập trung tuyên truyền về vụ việc để yểm trợ Trang, kêu gọi tham gia các hoạt động mà Trang đang làm dở, và giữ cho phong trào của họ khỏi tan vì nỗi sợ từ vụ bắt giữ.

Đặc biệt, trong suốt chiến dịch tuyên truyền này, họ đã tìm cách biến Phạm Đoan Trang thành một biểu tượng của các hoạt động đòi mở rộng quyền tự do ngôn luận và tự do bầu cử, ứng cử ở Việt Nam. Dù đây là một chiến thuật tuyên truyền thông minh, nó vẫn có nhiều lỗ hổng, bởi cả Trang lẫn giới “hoạt động dân chủ” ở Việt Nam đều chưa sống trọng vẹn với các giá trị đó.

Về quyền tự do ngôn luận, Đoan Trang có công thành lập NXB Tự Do, và ấn hành khoảng 10 đầu sách chống chế độ. Tuy nhiên, các thông tin mà Nguyễn Phương Hoa công bố gần đây cho thấy NXB này hầu như chỉ nhận tiền tài trợ để in sách rồi phát không, chứ không sống được bằng tiền mua sách của độc giả. Một NXB lệ thuộc vào nguồn tài trợ của các lực lượng chính trị chống Nhà nước Việt Nam thì không hẳn là NXB độc lập. Và nếu bình tĩnh nhìn nhận, thì NXB Tri Thức của ông Chu Hảo đã đóng góp cho tự do tư tưởng ở Việt Nam nhiều hơn hẳn NXB Tự Do của Đoan Trang – cả về số lượng sách, chất lượng và độ đa dạng của các luồng tư tưởng, lẫn độ độc lập về tài chính.

Trong khi đó, bản thân Đoan Trang không sống trọn vẹn với tinh thần tự do ngôn luận. Trang thường xuyên dùng những thủ thuật như chụp mũ Cộng sản, kêu gọi tẩy chay… để tấn công các đối thủ chính trị trong phong trào, hoặc các tiếng nói bất đồng trong nội bộ tổ chức.

Chẳng hạn, ngay sau khi ông Chu Hảo bị khai trừ Đảng vào cuối năm 2018, và Quỹ Phan Chu Trinh (nơi vận động tài chính cho NXB Tri Thức) bị giải thể vào đầu năm 2019, Đoan Trang đã viết bài quy kết nhân sự Quỹ này là “trí thức phò chính thống”, để soán ngôi họ trên thị trường xuất bản sách chính trị:

Tháng 07/2020, trong vụ xung đột nội bộ dẫn đến sự giải thể của NXB Tự Do, Trang tiếp tục chụp mũ “kinh doanh dân chủ”, “con nhà Cộng sản nòi” cho đồng đội Nguyễn Phương Hoa; đồng thời hô hào “loại bỏ những con sâu mọt” để “làm lại phong trào dân chủ”:

Về vấn đề tự do bầu cử và ứng cử, Trang sẵn sàng coi người dân cả nước như lợn nếu họ vẫn bầu cho Đảng Cộng sản trong một kỳ bầu cử tự do:

 

Còn về “phong trào dân chủ Việt Nam” nói chung có coi trọng quyền tự do ngôn luận và tự do bầu cử không? Cứ xem các nhóm cờ vàng hải ngoại vận động ký tên đòi trục xuất Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về Việt Nam, chỉ vì Quỳnh kêu gọi không bỏ phiếu cho Donald Trump, thì bạn sẽ có câu trả lời cho chuyện đó.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *