Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18204

Thực thi các khuyến nghị UPR chu kỳ 3 về phòng chống mua bán người Kỳ 1: Thay đổi phương thức, thủ đoạn mua bán người trong đại dịch COVID-19

Tại phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế định kỳ phổ quát UPR chu kỳ 3 (năm 2019), trên cơ sở xem xét tích cực và thiện chí Việt Nam đã chấp thuận 242/291 khuyến nghị (83%) trong đó có 9 khuyến nghị về phòng chống mua bán người đặc biệt là phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em.

Sự nỗ lực của toàn hệ thống

Báo cáo thường niên về tình hình mua bán người trên thế giới do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đầu tháng 7/2021, mặc dù có nhiều ghi nhận tích cực trong công tác đấu tranh về mua bán người của Việt Nam, nhưng Mỹ tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm 2 cần theo dõi trong năm thứ ba liên tiếp. Tuy cách tiếp cận mỗi nước có thể khác biệt, song những đánh giá trong Báo cáo tiếp tục thể hiện sự thiếu khách quan, chưa phản ánh đúng tình hình thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người của Việt Nam thời gian qua.

Qua những nội dung trong Báo cáo, có thể thấy trong ba năm qua, cách tiếp cận về “sự tiến bộ” trong vấn đề mua bán người của Mỹ đối với Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào sự gia tăng về số vụ án, số nạn nhân, số vụ điều tra, truy tố và xét xử, mà không nhìn nhận khách quan những kết quả tích cực ta đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người. Điều đáng nói là cách tiếp cận của Mỹ dựa trên cơ sở thông tin, số liệu được cung cấp bởi các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự thiếu thiện chí với Việt Nam. Vì vậy, không thể phản ánh đúng được thực tiễn và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.

Còn thực tế thì sao?. Theo số liệu chính thức, cập nhật tình hình phòng, chống, đấu tranh với tội phạm mua bán người được Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an tập hợp từ các đơn vị, địa phương (từ năm 2010 đến tháng 6/2021), cả nước đã phát hiện gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân (từ năm 2019 đến nay, đã phát hiện xảy ra hơn 370 vụ, với gần 500 đối tượng, lừa bán hơn 550 nạn nhân).

Bộ Công an Việt Nam, với vai trò là Cơ quan Thường trực Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 – 2020 (gọi tắt là Chương trình 130/CP) đã chỉ ra: Tội phạm mua bán người đã xuất hiện trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê… Trong đó, có nhiều vụ mua bán trẻ sơ sinh, bào thai sang Trung Quốc; mua bán nội tạng; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, mua bán sang Trung Quốc chiếm 75%.

Thay đổi phương thức, thủ đoạn mua bán người trong đại dịch COVID-19

Theo Cục Cảnh sát Hình sự, năm 2020, mặc dù nhiều nước trong khu vực và thế giới thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người có chiều hướng giảm, nhưng do tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động mua bán người, các đối tượng phạm tội thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để đối phó với lực lượng thực thi pháp luật và hình thành nhiều đường dây, băng nhóm xuyên quốc gia với qui mô, tính chất ngày càng phức tạp.

Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người bị hại để lừa bán nạn nhân từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, hoặc ra nước ngoài, trong đó trên 85% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép. Sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục.

Về đối tượng phạm tội, chủ yếu là số đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người (chiếm 22%); người nước ngoài thông qua công ty môi giới vào Việt Nam dưới dạng thăm quan, du lịch, hoạt động kinh doanh rồi móc nối, cấu kết với cò mồi, môi giới người Việt Nam, dẫn dắt hình thành những đường dây mua bán người xuyên quốc gia, quốc tế. Một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người nước ngoài khi về thăm quê lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ, trẻ em khác, kể cả người thân trong gia đình; hoặc lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại biên giới hay kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới, thông thạo địa bàn đã tham gia hoạt động phạm tội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *