Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20907

Thủ đoạn đê hèn!

Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và xuất phát từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhận công lao đóng góp cho đất nước dân tộc của ông, xuất hiện rất nhiều bài viết, bài báo, sự ghi nhận của những người đồng đội, đồng niên, tưởng nhớ của hậu bối đối với người đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời và đóng góp lớn trong giai đoạn làm Tổng bí thư là điều hết sức bình thường. Dư luận chú ý đến những bài viết và tìm hiểu về ông là điều dễ hiểu.

Có thể thấy, khá nhiều bài viết ca ngợi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gần dân, giản dị theo gương Bác. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gắn với hình ảnh người lãnh đạo gần dân, giản dị, ân cần. Những năm 1997, 1999, 2000 lũ lụt liên tiếp xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, gây ra rất nhiều mất mát, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu dẫn đầu, mặc áo phao ngồi canô vào tận vùng bị thiên tai, nơi khó khăn nhất để kiểm tra, chỉ đạo công tác cứu trợ, khắc phục, động viên nhân dân. Hình ảnh một Tổng Bí thư xắn quần lội nước thăm hỏi, cứu trợ đồng bào miền Trung giữa đại hồng thủy luôn được người dân ghi nhớ.

Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm học sinh, thầy cô giáo Trường PTTH Dân tộc nội trú Điện Biên Phủ nhân chuyến thăm và làm việc tại Lai Châu

Đánh giá vai trò của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người đặt nền móng xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời kỳ đổi mới. Trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò chủ trì của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi xây dựng các Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1) và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khởi sự công tác chỉnh đốn Đảng mạnh mẽ, quyết liệt, bài bản kể từ sau chiến tranh. Có thể nói, với tầm nhìn sắc bén, nhanh nhạy với thời cuộc, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã sớm phát hiện sự suy thoái đạo đức, lối sống, tình trạng cửa quyền, tham ô trong bộ máy của Đảng và chính quyền (trong đó có cả cán bộ cấp cao), từ đó đặt ra yêu cầu phải chấn chỉnh, ngăn ngừa.

Điều đáng chú ý phải kể đến là nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người đặt bút ký khai thông cho nền viễn thông Internet của Việt Nam. Tuy con đường phát triển hạ tầng viễn thông được đắp bởi công lao của rất nhiều người, sự chấp thuận của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào năm 1997 là rất quan trọng để Việt Nam có thể kết nối Internet. Đó là giai đoạn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bắt đầu nhận chuyển giao quyền lực và bản thân ông cũng không hình dung được khả năng thay đổi thế giới của công nghệ này.

Với những đóng góp đó, việc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần và theo đúng nghi lễ dành cho cựu nguyên thủ thì việc tổ chức lễ Quốc tang ghi nhớ công lao đóng góp cho đất nước của ông, tưởng như hết sức bình thường. Thế nhưng với những kẻ chống phá đất nước điên cuồng, cực đoan thì dường như chúng lại xem đây là cơ hội thu hút sự chú ý của dư luận để xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Một số kẻ phản động lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Chúng tung ra các thông tin “nội bộ” kiểu nội bộ Đảng có sự “giằng co”, đấu đá các phe trong Đảng về việc có hay không tổ chức quốc tang. Họ xuyên tạc sự nghiệp của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, để lại di sản “ rất nặng nề, đa số là “tiêu sản”, làm cho Việt Nam bị tụt hậu rất xa so với các quốc gia láng giềng, là một nhân vật điển hình có đầu óc “cổ hủ”, giáo điều trong Đảng, đã “đánh” phe “cấp tiến” trong Đảng như việc dựng chuyên “đánh Võ Văn Kiệt tơi tả, …vì có tư tưởng loại bỏ “định hướng XHCN”, “bỏ điều 4 HP” và “thực hiện dân chủ triệt để””.  Thậm chí chúng dựng chuyện “ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ cắt 15 ngàn cây số Vịnh Bắc Bộ cho Trung cộng” để chỉ trích nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là kẻ bán nước cầu vinh, “là một trong những tên hung thần ác ôn sát hại đồng bào trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968”, “rước cái của nợ “16 chữ vàng” – “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và “4 tốt” – “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” để tròng vào đầu dân tộc Việt Nam”. …

Có thể thấy, chúng bám vào diễn biến lịch sử thời kỳ nguyên TBT Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư để gán ghép, xuyên tạc đời tư, công trạng, vu cáo, bôi nhọ sự nghiệp của ông, mục tiêu nhằm hạ bệ, nói xấu, hạ uy tín vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN mà thôi. Nhưng qua đó, thấy rõ những kẻ lơi dụng, núp bóng đấu tranh tự do ngôn luận, tự do Internet, tự do dân chủ, nhân quyền…thực chất là nhằm giữ lấy công cụ bôi đen ché độ chính trị và hô hào lật đổ mà thôi. Đến người đã khuất cũng bị chúng biến thành cơ hội, tạo trend bôi nhó, nói xấu thì thật không thể không gọi chúng là những kẻ đe hèn!

Bút danh: Hương Giang

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *