Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
28392

Tham nhũng – một vấn nạn nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà ở cả phương Tây

Ban Biên tập xin đăng tải hàng loạt các bài dịch của ông Hồ Ngọc Thắng, Việt kiều Đức về vấn nạn tham nhũng của các nước phương Tây, đồng thời qua đó bày tỏ quan điểm của ông về cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam cũng như lên án đối với những thế lực, những kẻ đội lốt đấu tranh dân chủ xuyên tạc nỗ lực của Đảng, Nhà nước và người dân trong cuộc chiến này.

Theo ông Thắng, các thế lực thù địch và thiếu thiện chí với Việt Nam liên tục xuyên tạc trắng trợn những nỗ lực trong việc thực hiện nhất quán và không ngừng xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam trong những năm gần đây và cho rằng đây chỉ là “đấu đá nội bộ” và “tranh giành quyền lực” … Thí dụ, BBC Việt ngữ ngày 17-5-2019 đăng bài ‘Việt Nam không tự do, làm sao chống tham nhũng?”. Còn VOA tiếng Việt, ngày 15-5-2019 đăng bài: “Chống tham nhũng: Vươn vai là hơn… Thánh Gióng!” Trong bài viết “Doanh nghiệp nói gì về chống tham nhũng vặt tại Việt Nam?” đăng ngày 4-9-2019, RFA cho rằng “Chính phủ kêu gọi…suông”. Những luận điệu này đều xuất phát từ quan điểm của phương Tây, tham nhũng xảy ra chủ yếu ở những quốc gia nghèo, đặc biệt ở thế giới thứ ba. Nhưng những gì truyền thông đã phanh phui cho thấy, nếu xét về mức độ thiệt hại do tham nhũng được tính ra tiền thì tệ nạn này ở các nước công nghiệp phát triển hoành hành nơn cả ở những nước được cho là nghèo khổ.

 

Nhưng trên thực tế, ở CHLB Đức và các quốc gia khác ở phương Tây, tham nhũng được định nghĩa là lợi dụng quyền hạn được giao nhằm tư lợi. Trong đó bao gồm đưa hối lộ, nhận hối lộ, đưa lợi ích, nhận lợi ích, tham ô, lừa đảo. Đó chính là các tội danh. Nếu so sánh định nghĩa này với các quy định của Việt Nam ghi trong Bộ luật hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng, về cơ bản không có sự khác biệt về cơ sở pháp lý.

 

Trong cuộc sống hàng ngày ở phương Tây, tệ nạn này đã và đang ở mức báo động, như báo chí phanh phui. Thí dụ, trang mạng của đài truyền hình NTV, ngày 7-12- 2018 đăng bài Tham nhũng gây thiệt hại hàng tỷ cho Đức. Trong đó cho biết: Gian lận thanh toán trong chăm sóc sức khỏe, hối lộ các quan chức hoặc hối lộ trong khu vực kinh tế tư nhân – ở Đức, có những trường hợp như vậy. Một nghiên cứu cho thấy rõ mức độ thiệt hại. Đức được cho là mất hơn 104 tỷ euro mỗi năm do tham nhũng. Đó là khoảng bốn phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trên khắp EU, chi phí tham nhũng mỗi năm lên tới hơn 900 tỷ euro. Theo nghiên cứu, Đức mất số tiền gấp bốn lần vì tham nhũng so với chi tiêu trên toàn quốc cho công việc của cảnh sát và gấp mười lần so với chi phí xây dựng nhà ở công cộng. Số tiền bị mất gấp đôi do tham nhũng so với chi tiêu cho gia đình và trẻ em. Nếu 104 tỷ euro được chia đều trong tất cả các cư dân của Đức, thì mỗi người sẽ nhận được số tiền là 1276 euro. Đức nằm ở khu vực trung lưu thấp hơn so với các quốc gia thành viên EU khác. Đứng đầu trong tham nhũng theo nghiên cứu là Romania. 15,6% tổng sản phẩm quốc nội bị mất ở đó. Ở Hà Lan, chỉ có 0,76%. Ở Pháp, giá trị là sáu phần trăm.

Mời bạn đọc tham khảo tóm tắt các bài báo được ông Hồ Ngọc Thắng dịch từ tiếng Đức.

Nguồn:

https://www.n-tv.de/wirtschaft/Korruption-kostet-Deutschland-Milliarden-article20759549.html

Tờ báo Weser Kurier, ngày 20.05.2019 trong một bài viết khẳng định: “Vẫn còn quá dễ để mua ảnh hưởng chính trị ở châu Âu”.

Nguồn: https://www.weser-kurier.de/deutschland-welt/deutschland-welt-politik_artikel,-es-ist-immer-noch-zu-einfach-sich-in-europa-politischen-einfluss-zu-erkaufen-_arid,1831526.html

Euractiv – cổng thông tin chuyên thông tin và bình luận về các chủ đề liên quan EU, ngày 17-9-2019 đăng bài Tham nhũng? Khởi động điều tra với ứng cử viên Ủy ban của Bỉ. Theo đó, Ủy viên đề xuất cho chủ đề Tính nhà nước pháp quyền phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và rửa tiền theo thông tin của phương tiện truyền thông Bỉ. Như vậy, ngay trước khi các nghị sĩ EU chất vấn, những lo ngại đã nảy sinh đối với một ủy viên tiếp theo. Didier Reynders, người hiện đang làm bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ lâm thời Bỉ, đã bị viện công tố điều tra ở giai đoạn đầu, như các tờ báo L‘Echo và De Tijd đưa tin. Những tiết lộ được cho là bị rò rỉ bởi một cựu quan chức tình báo tiết lộ sự phi lí về cách các hợp đồng công được trao dưới sự giám sát của Reynder. Điều này bao gồm, ví dụ, việc xây dựng Đại sứ quán Bỉ tại Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Nguồn:

https://www.euractiv.de/section/europakompakt/news/korruption-vorermittlung-gegen-belgischen-kommissionskandidaten-eingeleitet/

Trước đó, Đài phát thanh Đức (Deutschlandfunk), ngày 26.06.2017 đăng bài Tham nhũng trong chính trị – “Tây Ban Nha đáng lẽ là nơi hoàn hảo để sống”. Trong đó có đoạn: Tham nhũng là vấn đề lớn nhất của đất nước đối với mỗi người Tây Ban Nha. Nó đã ăn sâu vào hệ thống chính trị. Chính trị và tư pháp đã bắt đầu một sự thay đổi – ngay cả các chính trị gia cũng phải đối mặt với án tù. Nhưng sự thay đổi tâm lý sẽ còn mất thời gian.

Nguồn:

https://www.deutschlandfunk.de/korruption-in-der-politik-spanien-waere-der-perfekte-ort.795.de.html?dram:article_id=389594

Tờ báo Đức SWP.de, ngày 06. 10. 2019 đăng bài EU tuyên bố chống tham nhũng. Trong đó có đoạn: Với Văn phòng Công tố viên Châu Âu, Liên minh Châu Âu muốn hạn chế việc lạm dụng tiền của EU. Nhưng vẫn còn nhiều chân ngựa (nhiều chân ngựa là thành ngữ Đức, có nghĩa là biểu hiện không mong muốn và khó chịu – HNT). Bao nhiêu tiền EU biến mất mỗi năm trong các kênh đáng ngờ? Không ai biết. Điều chắc chắn là số tiền mà Ủy ban châu Âu đã đưa ra cho năm 2017 ở mức 390,7 triệu euro là quá thấp. Các ẩn số cao hơn nhiều, như Cơ quan Kiểm toán châu Âu nhấn mạnh, nhưng hầu như không có ai muốn biết điều đó. Thiếu các khảo sát có hệ thống và có thể thiếu cả mối quan tâm. Bởi vì ở nhiều quốc gia, tiền từ EU đã trở thành một nguồn thu nhập cho những người có nhiệm vụ kiểm tra việc sử dụng hợp lý của nó.

Nguồn:

https://www.swp.de/politik/ausland/leitartikel-elisabeth-zoll-zur-korruptionsbekaempfung-in-der-eu-kommentar-ein-schlag-gegen-die-korruption-38675385.html

Trang mạng LOBBY CONTROL, ngày 20-3-2019 đăng bài “Trong cuộc chiến chống tham nhũng, chúng ta vẫn đang ở thời kỳ đồ đá”. Đây là Cuộc phỏng vấn với ông Christophe Speckbacher từ GRECO về vận động hành lang, tham nhũng và sự thiếu hụt các động lực. Ranh giới giữa tham nhũng và vận động hành lang đôi khi hòa lẫn với nhau. Nếu ai đó biết Đức và Châu Âu đứng ở đâu trong vấn đề này, thì đó là ông Christophe Speckbacher. Người công dân Pháp này là một quan chức hành chính tại GRECO trong gần 20 năm. GRECO là nhóm các quốc gia mà Hội đồng Châu Âu đã thành lập năm 1999 để chống tham nhũng trên khắp Châu Âu.

Câu hỏi: Ông nhìn lại 20 năm chống tham nhũng ở châu Âu. Kết luận của ngài thế nào?

Câu trả lời: Tôi muốn nói rằng trong 20 năm qua, chúng tôi đã có thể làm giảm tham nhũng xuống 50, 30 hoặc 20 phần trăm. Nhưng đáng tiếc, điều đó là không thể. Vẫn còn nhiều lĩnh vực của xã hội – dù là ngành xây dựng, y tế hay chính quyền địa phương – bị ảnh hưởng cơ bản bởi tham nhũng, quản lý sai và lạm dụng chức vụ. Nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng chúng ta vẫn ở thời kỳ đồ đá trong việc chống tham nhũng. Tuy nhiên, chúng tôi đã đạt được rất nhiều. Người ta chỉ cần nhớ rằng thậm chí chưa đầy 20 năm trước, các khoản tiền hối lộ đã được khấu trừ thuế ở khắp châu Âu và ở nhiều quốc gia không có chính sách chống tham nhũng, đặc biệt là ở ngoại vi châu Âu. Nhưng cũng đã có những tiến bộ ở các quốc gia có nhiều kinh nghiệm hơn ở đây. Ví dụ, ở Đức và Na Uy, các cuộc điều tra bí mật về tội phạm tham nhũng đã không được phép tiến hành trong một thời gian dài. Giám sát điện thoại trong trường hợp nghi ngờ hối lộ trong quá khứ là không thể. Cả việc tài trợ tài chính cho các đảng phái chúng tôi đã có bước tiến, gần như tất cả các quốc gia thuộc EU cuối cùng đã có các bộ luật và cải cách thể chế ở đây. Cuối cùng, chúng tôi đã giúp đảm bảo rằng các quan chức cấp cao và đại diện dân cử phải minh bạch đối với các khoản thu nhập do làm thêm và lợi ích cá nhân. 15 năm trước, các quy tắc ứng xử rõ ràng đã không được coi là điều hiển nhiên. Đây là những điều gần như đã bị lãng quên. Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, chúng ta gần như có một tình huống của miền Tây hoang dã. Các công ty của các nước xuất khẩu đột nhiên có quyền truy cập vào các thị trường ở Đông Âu, Châu Phi và Nam Mỹ. Thông thường họ đã mua những truy cập này với dòng tiền.

Nguồn:

https://www.lobbycontrol.de/2019/03/bei-der-korruptionsbekaempfung-sind-wir-noch-in-der-steinzeit/

Trang mạng t-online.de, ngày 12.08.2019 đăng bài Hội đồng châu Âu: Đức phải làm nhiều hơn để chống tham nhũng. Trong đó có đoạn: Theo cơ quan chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu (Greco), Đức không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa chống hối lộ ở Quốc hội Đức và phải khắc phục nó. Phái đoàn của Đức trong Hội đồng châu Âu phải đệ trình báo cáo lên ủy ban về vấn đề này chậm nhất là vào tháng 6 năm 2020, trong đó cho thấy các khuyến nghị của Greco trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Quốc hội và trong ngành tư pháp cũng sẽ được thực hiện. Ủy ban này có trụ sở ở Strasbourg/Pháp đã thông báo điều đó vào ngày thứ Hai. Greco chỉ trích rằng các nghị sĩ Đức cần các quy tắc rõ ràng hơn để đối phó với những người vận động hành lang, cũng như xung đột lợi ích riêng tư và lợi ích doanh nghiệp của các dân biểu phải được tiết lộ chi tiết hơn. Các khuyến nghị trước đây của Greco Đức chỉ đáp ứng không đủ. Ngoài Đức, theo Greco, cũng có các thủ tục xử lý không tuân thủ đối với Belarus, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ireland hoặc Áo.

Greco đã khởi xướng cái gọi là thủ tục không tuân thủ với Đức vào cuối tháng 6, vì hội đồng xét rằng các khuyến nghị từ năm 2015 không được chú trọng đầy đủ. Đức gần đây đã bị Greco khiển trách vì thiếu minh bạch trong tài trợ tài chính cho các đảng phái.

Nguồn:

https://www.t-online.de/nachrichten/deutschland/id_86254514/mehr-regeln-fuer-abgeordnete-europarat-deutschland-muss-mehr-gegen-korruption-tun.html

 

Những dẫn chứng trên cho thấy, các nước công nghiệp phương Tây với bộ máy hành chính khổng lồ và túi tiền đầy ắp, vẫn chật vật trong việc phòng, chống tham nhũng. Để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, họ đã xuất khẩu hối lộ và tham nhũng tới các quốc gia được cho là chậm phát triển. Thật là thói đạo đức giả không thể che dấu, khi họ cho rằng Việt Nam chỉ hô hào suông.

Ở Việt Nam, cuộc chiến phòng, chống tham nhũng chỉ có thể thực hiện và đạt được hiệu quả, khi mọi tầng lớp người dân tham gia. Để làm được điều đó, phải tiếp tục công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc thượng tôn pháp luật. Không đưa hối lộ, không nhận hối lộ là con đường dẫn đến một xã hội minh bạch và trong sáng.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *