Đó là tên bài báo “Schrecklich katastrophal”: US-Kriege sind für mindestens 37 Millionen Flüchtlinge verantwortlich. của đài RT DEUTSCH (kênh tiếng Đức của Đài truyền hình Nga có trụ sở ở Thủ đô Berlin) đăng 11-9-2020. Bài báo được dịch bởi ông Hồ Ngọc Thắng, Việt kiều Đức.
Sau khi nghiên cứu về số người chết do các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành vào năm ngoái, các nhà khoa học từ Đại học Brown đã bổ sung và công bố số liệu về những người tị nạn phải rời bỏ quê hương do chính sách đối ngoại chết chóc của Washington. Dự án Chi phí Chiến tranh của Viện Watson về Các vấn đề Quốc tế và Công cộng tại Đại học Brown danh tiếng ở Providence thuộc bang Rhode Island của Hoa Kỳ đã xem xét trong nghiên cứu mới nhất của mình về câu hỏi có bao nhiêu người kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 qua các cuộc chiến tranh bắt đầu bởi Hoa Kỳ trở thành người tị nạn. Các nhà khoa học tập trung vào tám cuộc chiến đẫm máu nhất ở Afghanistan, Iraq, Yemen, Libya, Pakistan, Philippines, Somalia và Syria.
Theo tính toán của họ, ít nhất 37 triệu người tại các quốc gia này đã trở thành người chạy nạn. Như tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư David Vine của Đại học Mỹ ở Washington D.C. lưu ý, con số này ở mức thấp nhất. Thực tế hơn sẽ là 48 đến 59 triệu người tị nạn mất nhà cửa do các cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ thực hiện. Điều này thậm chí không bao gồm các cuộc xung đột nhỏ hơn, trong đó các lực lượng đặc biệt của Mỹ tham gia, đặc biệt là ở lục địa châu Phi và châu Á, cũng có tác động đến an ninh của người dân, như trong nghiên cứu cho biết.
“Hàng triệu (người) đã chạy trốn trước các cuộc không kích, dội bom, nã pháo, lục soát nhà, tấn công bằng máy bay không người lái, giao tranh và hãm hiếp. Người dân bỏ chạy trước sự phá hủy nhà cửa của họ, khu dân cư, bệnh viện, trường học, việc làm, nguồn nước và thực phẩm địa phương. Họ chạy trốn trước sự xua đuổi, đe dọa bị giết chết và thanh trừng sắc tộc quy mô lớn do các cuộc chiến tranh của Mỹ gây ra, đặc biệt là ở Afghanistan và Iraq.”
Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho sự phát triển này. Taliban ở Afghanistan, dân quân Sunni và Shiite ở Iraq, al-Qaeda, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo và các nhà nước khác, các phần tử thánh chiến và chiến binh cũng chịu trách nhiệm về nguyên nhân của các cuộc chạy nạn. Tuy nhiên, tại tám quốc gia này, chính Hoa Kỳ đã làm trầm trọng thêm rất nhiều các yếu tố hiện có như đói nghèo, tác động của biến đổi khí hậu và bạo lực hiện có thông qua xâm lược, chiến tranh bằng máy bay không người lái hoặc là đối tác chính của một bên tham chiến.
Kể từ năm 2001 Hoa Kỳ đã hoạt động quân sự ở ít nhất 24 quốc gia, hoặc vẫn đang hoạt động ở nhiều quốc gia. Hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ hoàn toàn không biết về tác động của điều này đối với người dân của các quốc gia đó, Giáo sư Vine nói với tờ New York Times: “Nó cho chúng ta biết rằng sự can dự của Hoa Kỳ vào những quốc gia này là vô cùng tai hại, gây thiệt hại khủng khiếp, mà hầu hết người dân Hoa Kỳ – ở nhiều phương diện, kể cả tôi – ít nhận thức được.”
Dòng người tị nạn do sự can dự của Hoa Kỳ gây ra kể từ năm 2001 đã lớn hơn so với trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân chia của tiểu lục địa Ấn Độ và Chiến tranh Việt Nam cộng lại. Nó ở cấp độ của Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó ước tính có tới 60 triệu người bị mất nhà cửa.
Trong khi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự tham gia của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến này, nó không đề cập đến các quốc gia châu Âu cũng đóng vai trò của họ trong việc xua đuổi người dân ra khỏi quê hương của họ. Thuộc vào số đó, đặc biệt là Anh và Pháp là những quốc gia đang hoạt động quân sự một cách tích cực chính trong các khu vực xung đột đó. Và nếu theo Quốc vụ khanh về các nước phát triển Martin Jäger (CDU), thì Đức cũng nên tham gia vào các hoạt động quân sự như vậy. Rốt cuộc, trật tự phải chiếm ưu thế trong “khu vực lân cận gần hơn và rộng hơn của châu Âu”, như ông đã viết trong một bài báo đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung với tư cách là khách mời.
Đức đã cảm nhận được hậu quả của một chính sách như vậy, dẫn đến hậu quả là dòng người tị nạn và di cư, kể từ năm 2015, khi gần một triệu người không bị cản trở khi vượt qua biên giới Đông Nam Âu đến Trung Âu. Và vẫn còn áp lực lớn ở các biên giới bên ngoài của EU từ những người di cư đang cố gắng vào các nước EU. Xét về sự phát triển kể từ năm 2001, thật khó để tưởng tượng tình hình này sẽ thay đổi như thế nào nếu Đức, như Mỹ, Anh hay Pháp, tham gia vào các hoạt động tác chiến quân sự ở các khu vực khủng hoảng.
Nguồn tin và ảnh: https://deutsch.rt.com/international/106470-schrecklich-katastrophal-us-kriege-sind/?fbclid=IwAR1RR-aUboAraiE2gngo4ryEWTI9cP8i8H_uOdNTEgv6hGmhQzYMDdJ85z0