Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
40410

Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế của LHQ về quyền con người Kỳ 4: Kịp thời, chủ động phản bác các thông tin sai lệch thiếu khách quan về Việt Nam

Với chủ trương nhất quán là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm tại các cơ chế của LHQ về quyền con người như HĐNQ, Ủy ban 3 của ĐHĐ LHQ, ECOSOC nhằm mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền.

Việt Nam bảo đảm quyền con người ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid

Với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (cả trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sỹ và Văn phòng khu vực Đông Nam Á ở Bangkok, Thái Lan), Việt Nam đã chủ động tăng cường tiếp xúc, trao đổi thông tin nhằm tăng cường hiểu biết, giảm thiểu khác biệt cũng như kịp thời phản bác những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Việt Nam duy trì trao đổi thường xuyên với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Geneva qua nhiều hình thức khác nhau (Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam gặp trực tiếp Cao ủy Nhân quyền LHQ; Phái đoàn Việt Nam tại Geneva gửi công hàm/thư điện tử cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ…), chủ động trao đổi trên nhiều vấn đề như tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, việc tăng cường hiệu quả các công việc tại HĐNQ, vấn đề trả lời các kháng thư liên quan đến Việt Nam… Ngoài ra, kể từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam cũng đón đại diện của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ khu vực Đông Nam Á vào thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi về tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam và khả năng tăng cường hợp tác kĩ thuật trên lĩnh vực quyền con người (tổ chức Hội thảo, Khóa tập huấn về quyền con người).

Bên cạnh việc tăng cường trao đổi, hợp tác với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, Việt Nam cũng chủ động, kịp thời phản bác những phát biểu, động thái thiếu khách quan của Văn phòng (cả ở Geneva và Bangkok) về tình hình Việt Nam. Việt Nam đều có hình thức gặp đại diện Văn phòng hoặc gửi công hàm nêu rõ hành vi phạm tội của họ, đề nghị Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ hành xử đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình, có cách tiếp cận cân bằng và không sử dụng những thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng. Đặc biệt, Việt Nam đã có phản ứng mạnh sau khi Người phát ngôn Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ ra thông cáo cáo buộc Việt Nam “đàn áp những người biểu tình vì sự cố môi trường miền Trung” vào ngày 13/5/2017.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva nhấn mạnh Việt Nam bác bỏ các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của Người Phát ngôn của Cao uỷ Nhân quyền LHQ và lấy làm tiếc và thất vọng về phản ứng vội vã này. Việt Nam đã và đang nỗ lực hỗ trợ cho người dân bị tác động trực tiếp, đồng thời khẩn trương tìm nguyên nhân của sự cố. Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, phù họp với Hiến pháp 2013 và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước về quyền dân sự và chính trị cũng quy định rõ các quyền và tự do cá nhân cần phải thực thi trong khuôn khổ pháp luật, không ành hường đến an ninh, an toàn xã hội, trật tự công cộng, đạo đức, sức khoè cộng đồng và quyền, lợi ích của cá nhân khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *